Thi tốt nghiệp THPT: Thay đổi thế nào từ năm 1970 đến nay?
Năm 2019, Kỳ thi THPT quốc gia cơ bản đạt được mục tiêu đổi mới thi, tuyển sinh. Ảnh ĐH. |
Trước năm 1970: Thi tốt nghiệp THPT (cấp 3 hệ 10 năm): Bộ GD&ĐT ra đề thi, tỉnh, thành phố tổ chức thi, chấm thi. Tuyển sinh đại học: Chính quyền xét tuyển theo lý lịch, học bạ, ấn định trường học, phân công việc làm sau tốt nghiệp.
Từ năm 1970 đến năm 1990: Thi tốt nghiệp THPT (cấp 3): Bộ GD&ĐT ra đề thi, tỉnh, thành phố tổ chức thi, chấm thi. Thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ): Bộ ra đề, thi tại các cụm thi ở tỉnh. Trường ĐH, CĐ (gần 100 trường) cử giáo viên và sinh viên về coi thi.
Từ năm 1991 đến năm 2002: Thi tốt nghiệp THP do Bộ GD&ĐT ra đề, tỉnh, thành phố tổ chức thi, chấm thi. Từng trường ĐH, CĐ tự ra đề, tổ chức thi và xét tuyển theo nhiều đợt (theo khối thi) khác nhau.
Từ năm 2002 đến năm 2014: Thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT ra đề; tỉnh, thành phố tổ chức thi, chấm thi. Thi ĐH, CĐ “ba chung”: chung đề, chung đợt thi, và sử dụng chung kết quả thi; tổ chức thành các cụm. Thi tại các trường ĐH, CĐ ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, sau đó tổ chức thêm các cụm ở Cần Thơ, Quy Nhơn, Vinh, Hải Phòng.
Năm 2015: Lần đầu tiên tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia thi liên tỉnh hoặc tại tỉnh; các trường ĐH và sở GD&ĐT địa phương được Bộ GD&ĐT phân công chủ trì 2 loại cụm thi đó là: liên tỉnh và tỉnh (chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT). Các trường ĐH tự chủ trong tuyển sinh có thể lấy kết quả thi THPT hoặc học bạ hoặc tổ chức thi riêng để tuyển sinh.
Năm 2016: Tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia có điều chỉnh về cách thức tổ chức thi tại tỉnh; các trường ĐH và sở GD&ĐT địa phương được Bộ GD&ĐT phân công chủ trì 2 loại cụm thi là đại học và tốt nghiệp. Các trường ĐH tự chủ trong tuyển sinh có thể lấy kết quả thi THPT hoặc/và học bạ hoặc tổ chức thi riêng để tuyển sinh.
Năm 2017: Tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia có điều chỉnh cả về cách thức và phương thức. Về cách thức chỉ còn duy nhất 1 cụm thi tại mỗi tỉnh do sở GD&ĐT chủ trì, trường ĐH, CĐ được Bộ GD&ĐT phân công phối hợp. Về phương thức tổ chức thi theo bài, áp dụng thi trắc nghiệm khách quan với hầu hết các bài thi (trừ môn Ngữ văn), mỗi thí sinh trong một phòng thi có 1 mã đề thi riêng.
Các trường ĐH có nhu cầu sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh tự nguyện thành lập theo nhóm trường để sử dụng chung một phần mềm xét tuyển.
Năm 2018: Tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, ổn định như năm 2017 cả về cách thức và phương thức.
Năm 2019: Giữ ổn định cơ bản như 2018; áp dụng một số giải pháp điều chỉnh nhằm khắc phục hạn chế, bất cập. Theo đó, Bộ GD&ĐT trực tiếp tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao các trường ĐH chủ trì; đồng thời quy định chặt chẽ hơn về kỹ thuật ở một số khâu trong quy trình tổ chức thi.
Nhìn chung, từ năm 2014 trở về trước, hàng năm có 2 kỳ thi là thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ có quy mô lớn, được tổ chức đồng loạt, liên tiếp, riêng rẽ, cách nhau một tháng với cùng nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12 và số lượng thí sinh lớn. Việc này đã tạo ra áp lực thi cử cho thí sinh, gia đình trong thời gian khá dài và gây ra các hệ lụy xã hội khó khắc phục.
Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia thực hiện theo lộ trình 2015- 2020 đã được triển khai từ năm 2015, được hoàn thiện qua từng năm, đến năm 2019 đã cơ bản đạt được mục tiêu đổi mới thi, tuyển sinh theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW của Trung ương.
Tin liên quan
Dự kiến sẽ công bố Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 vào quý 4/2024
16:35 | 19/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trên 81% sinh viên tốt nghiệp Học viện Tài chính có việc làm đúng chuyên ngành
08:25 | 26/07/2024 Tài chính
Hà Nội có 99,8% học sinh tốt nghiệp THPT
16:08 | 19/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm
Hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với Hải quan BR-VT và Đồng Nai
Tạm hoãn xuất cảnh một giám đốc người nước ngoài
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
Thị trường khả quan, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform