Thị trường kém thuận lợi, quỹ đầu tư "hái ra tiền" nhờ nhóm cổ phiếu nào?
Trước những thách thức, thị trường vẫn có nhiều điểm sáng. Ảnh: T.L |
Với mức giảm 20% trong nửa đầu năm 2022, VN-Index trở thành một trong những chỉ số chứng khoán có hiệu suất thấp nhất thế giới. Khép lại 6 tháng, vốn hóa toàn thị trường tương ứng giảm hơn 1,22 triệu tỷ đồng, trong đó riêng sàn HoSE đã mất 1,08 triệu tỷ đồng. Thanh khoản thị trường cũng sụt giảm đáng kể với giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trên sàn HoSE ghi nhận trong tháng 6/2022 chỉ đạt 13.182 tỷ đồng, mức thấp nhất trong 1 năm trở lại đây và giảm 57% so với đỉnh ghi nhận tháng 11/2021 với gần 31.000 tỷ đồng/phiên.
Những con số kể trên đã cho thấy diễn biến không mấy thuận lợi đối với nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các chuyên gia, thị trường vẫn có những điểm sáng. Điển hình như tại Quỹ đầu tư cổ phiếu tiếp cận thị trường Việt Nam của VinaCapital (VESAF), hiệu suất đạt được trong năm 2021 lên tới 67%, vượt trội hơn hẳn so với mức tăng 35% của thị trường. Trong nửa đầu năm 2022, trong khi VN-Index giảm 20%, VESAF chỉ giảm 6,9%, khả quan hơn nhiều so với mức âm 2 con số của nhiều quỹ đầu tư khác.
Để có được kết quả này, bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc đầu tư, Điều hành quỹ VESAF tiết lộ, trong 2 năm qua, danh mục đầu tư của VESAF đã phân bổ rất nhiều vào các cổ phiếu thuộc nhóm FDI và xuất khẩu và trong 6 tháng đầu năm nay quỹ tăng tỷ trọng ở số nhóm cổ phiếu có triển vọng tốt hơn. Ví dụ, trong 6 tháng đầu năm VESAF đã tăng tỷ trong VHC, DGC, BWE, DPR. Đến cuối tháng 6, nhóm này chiếm khoảng 30% tỷ trọng đầu tư của VESAF.
Nói thêm về triển vọng của nhóm ngành này trong thời gian tới, bà Phương cho biết, động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam gồm có tiêu dùng trong nước và xuất xuất. Tiêu dùng nội địa vẫn là động lực chính, hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhóm xuất khẩu có những yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ hơn, tạo ra tăng trưởng tốt hơn trong trung hạn, đặc biệt là sau các sự kiện chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, Covid-19, xung đột Nga – Ukraine.
Tất cả tạo ra sự xáo trộn trên thế giới, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sản xuất sang các nước có triển vọng và điều kiện kinh doanh ổn định. Theo đó, ngoài những doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, nhóm này còn bao gồm những doanh nghiệp hưởng lợi như cảng biển, dịch vụ kho bãi, khu công nghiệp, tiện ích liên quan.
Trong khi đó, mặc dù doanh nghiệp FDI chủ yếu tạo ra phần lớn giá trị xuất khẩu nhưng việc thu hút FDI lại tạo ra tăng trưởng cho các doanh nghiệp liên quan. Trong những năm tới, Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút FDI vì nhu cầu dịch chuyển, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, ổn định chứ không chỉ nhắm đến chi phí thấp như trước. Như khu công nghiệp, những công ty có quỹ đất lớn, vị trí tốt và dư địa khai thác quỹ đất khi hành lang pháp lý về sử dụng đất ngày càng hoàn thiện sẽ hấp dẫn. Các công ty có quỹ đất ở khu vực xa hơn như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước đang được hưởng lợi, sau khi các khu vực chính như Bình Dương, Đồng Nai đã hạn chế.
Nhóm cảng biển – kho bãi cũng tăng trưởng ổn định. Ngành này hấp dẫn vì việc mở rộng rất khó khăn, không phải công ty nào cũng tham gia mở rộng được. Những doanh nghiệp này được hưởng lợi từ rất nhiều ngành xuất khẩu nên mức độ biến động sẽ giảm thiểu.
Đối với ngành ngân hàng, theo quan điểm của bà Phương, sau thời gian ngân hàng tăng trưởng tốt về lợi nhuận, sự phân hóa sẽ rõ ràng hơn vì cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Như cho vay bán lẻ hoặc hợp đồng bảo hiểm, những năm trước ngân hàng nào cũng đạt tỷ trọng cao. Nhưng để tăng trưởng tiếp những năm sau thì cần có chiến lược khác. Trong năm 2022, tình hình vĩ mô khó khăn hơn so với năm trước, lạm phát, lãi suất tăng ảnh hưởng đến chi phí vốn, trong khi lãi suất đầu ra hạn chế do phải tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp. Việc siết chặt trái phiếu cũng ảnh hưởng đến cho vay bất động sản khi tỷ trọng chiếm 20-25%.
Mặc dù vậy, điểm tích cực là các cổ phiếu nhóm ngân hàng đã giảm mạnh dẫn tới định giá đang hấp dẫn so với quá khứ và so với nội tại của ngân hàng. “Nếu muốn đầu tư thì việc cần làm là lựa chọn ngân hàng tăng trưởng tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn. Đồng thời phải quan sát tín hiệu liên quan đến tín dụng để quyết định vùng giải ngân ở đâu” – bà Phương khuyến nghị.
Trong khi đó, bán lẻ là một trong số ít ngành tăng trưởng mạnh thời gian qua do hưởng lợi từ nhu cầu tiêu dùng sau thời gian bị nén. Nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra một số rủi ro như sự phục hồi của sức mua sẽ kéo dài trong bao lâu, rủi ro lạm phát đối với lĩnh vực này ra sao, giá cổ phiếu đã phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp hay chưa…
Trên thực tế mức định giá của các doanh nghiệp bán lẻ đều đang ở mức cao, ngay cả trong giai đoạn thị trường suy giảm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang phải trả một cái giá chưa hợp lý. Ngoài ra, khi nhìn sâu vào các doanh nghiệp, người điều hành quỹ VESAF nhận thấy có một số doanh nghiệp đã sụt giảm ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), điều này khiến doanh nghiệp phải phải triển những ngành hàng mới và chính những ngành hàng mới này sẽ tạo sức ép cho doanh nghiệp trong ngắn hạn.
Tin liên quan
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
15:55 | 09/09/2024 Tài chính
300 triệu cổ phiếu GEE chính thức giao dịch trên sàn HoSE
15:38 | 14/08/2024 Tài chính
MSB chốt quyền hưởng cổ tức bằng cổ phiếu 30%
16:26 | 12/08/2024 Chứng khoán
Uỷ ban Chứng khoán làm việc với Hiệp hội Lưu ký toàn cầu
06:21 | 09/08/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư mong đợi thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng
06:18 | 09/08/2024 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán sẽ sớm cân bằng trở lại
06:14 | 09/08/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng gấp đôi năm 2023
20:20 | 06/08/2024 Chứng khoán
Hai Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và Singapore ký biên bản ghi nhớ nâng tầm hợp tác
15:16 | 05/08/2024 Chứng khoán
Thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX giảm cả về thanh khoản và giá cổ phiếu
12:53 | 03/08/2024 Chứng khoán
Kết nối thị trường tài chính Việt Nam - Australia
20:29 | 02/08/2024 Chứng khoán
Tin mới
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
Thanh niên Hải quan tỏa sáng tại cuộc thi cover bài hát về Hải quan
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform