Thiếu quyết liệt khắc phục “thẻ vàng”
Không đủ quyết liệt, 'thẻ vàng' IUU có nguy cơ thành 'thẻ đỏ'? | |
Doanh nghiệp hải sản cần nỗ lực, đồng hành để gỡ “thẻ vàng” | |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Hành động quyết liệt để gỡ “thẻ vàng” |
Không gỡ được "thẻ vàng", XK hải sản vào EU sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng thời gian tới. Ảnh: ST |
Địa phương còn lơ là, thiếu đồng bộ
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ, hiện nay, cường lực khai thác của Việt Nam đã giảm theo Luật Thủy sản. Hạn ngạch khai thác giao dựa theo số lượng tàu thuyền thực tiễn. Việc cấp mới tàu chỉ đối với tàu khai thác xa bờ, quy mô lớn để vừa khai thác được nguồn lợi vừa đảm bảo quốc phòng an ninh. “Nhìn chung, Việt Nam đã có sự chuyển biến rất tích cực từ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ kiểm soát tốt và được EC đánh giá là đi đúng hướng”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Dù vậy, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng lưu ý về 4 hạn chế mà EC chỉ ra với Việt Nam. Trước hết là hệ thống quy phạm pháp luật, trong quá trình tổ chức thực hiện, những quy định nào còn chưa phù hợp với thực tiễn, khuyến nghị của EC thì phải sửa. Do đó, năm nay Việt Nam sẽ sửa đổi: Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản và thông tư quy định về hoạt động kiểm ngư.
Yếu tố thứ hai là quản lý đội tàu. Việc tàu cá Việt Nam vi phạm các vùng biển nước ngoài tuy giảm rất nhiều so với các năm trước nhưng vẫn còn. “EC đã khẳng định còn tàu vi phạm thì sẽ không gỡ được “thẻ vàng”. Đây là vấn đề rất nan giải. Vấn đề này, Chính phủ đã giao Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Công an, Bộ NN&PTNT giải quyết. Trong thời gian vừa qua, Bộ Quốc phòng đã rất tích cực để theo dõi, giám sát hệ thống tàu cá Việt Nam”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Tiếp theo về vấn đề truy xuất nguồn gốc thủy sản, đó là việc khai thác ở vùng biển nào, sản lượng, phân loại ra sao… EC kiểm tra rất kỹ vấn đề này, từ khai thác, đến phân loại, đưa vào nhà máy chế biến, XK, thậm chí kiểm tra cả nguồn gốc hàng NK về chế biến. Tất cả đều phải kiểm đếm và có quy trình chặt chẽ. Việc này Việt Nam chưa hoàn thiện tốt cũng bởi cơ sở vật chất còn yếu kém.
Vấn đề cuối cùng là thực thi pháp luật. Trong thời gian từ 2019 đến nay, thời gian thực hiện Luật Thủy sản chưa dài. Sự hiểu biết và nắm vững hệ thống pháp luật của các địa phương, DN, ngư dân còn hạn chế. “Có địa phương xử lý phạt và yêu cầu khắc phục hậu quả, có địa phương chỉ nhắc nhở, có địa phương chỉ lập biên bản. Như vậy, việc thực thi pháp luật không đồng bộ giữa các tỉnh dẫn đến tình trạng nhiều khi tàu cá không vào cảng này thì sẽ vào cảng kia”, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói.
Phản ánh thêm góc độ địa phương chưa thực sự đủ quyết liệt trong khắc phục cảnh báo của EC, ông Lê Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Thông tin thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết, theo quy định đối với tàu cá 15m trở lên phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Tổng cục Thủy sản thống nhất quản lý tàu cá với tàu 15m trở lên; phân tích dữ kiện tàu 24m trở lên, phân quyền cho địa phương thực hiện giám sát hành trình. Hiện, 86% số tàu trên 15m đã được lắp thiết bị. Tuy nhiên, một số địa phương còn triển khai chậm, có những địa phương chỉ đạt dưới 50% số tàu được lắp thiết bị giám sát hành trình như Thanh Hóa, Quảng Trị...
Nguy cơ “thẻ vàng” chuyển “thẻ đỏ”
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Hải quan không ít lần lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng như các lãnh đạo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) đều nhấn mạnh, nếu không gỡ được “thẻ vàng” thì nguy cơ cảnh báo chuyển từ “thẻ vàng” sang “thẻ đỏ” rất cao. Điều này ngay lập tức ảnh hưởng ngay tới hình ảnh thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.
Thời gian vừa qua, các lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã đi kiểm tra từng cảng cá, bến cá, xem kỹ việc thực hiện ghi hồ sơ nhật ký, song việc này ở địa phương, có những lãnh đạo còn chưa quan tâm, hay quan tâm chưa đúng mức. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, trong giai đoạn mới, với tổ chức Chính phủ mới trước hết cần sớm tổ chức kiện toàn lại Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU và chỉ đạo ngay công việc để kế thừa, nối tiếp kết quả đạt được. Các địa phương cũng phải cơ cấu lại bộ phận này để từ địa phương lên Trung ương và từ Trung ương xuống địa phương được thực thi một cách liên tục mới sớm gỡ được “thẻ vàng”.
Riêng ở góc độ đầu tư vào hạ tầng thủy sản, trong đó có nâng cấp các cảng cá, bến cá, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định Bộ rất quan tâm. Trong đầu tư công của Bộ trong trung hạn 2021-2025, Bộ đã rà soát, đánh giá và nâng cao kinh phí đầu tư công trung hạn cho hạ tầng thủy sản, đặc biệt là cảng cá, bến cá. Hiện Bộ đã rà soát và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Quốc hội thời gian tới. Điều này góp phần thực thi Luật Thủy sản tốt hơn cũng như gỡ “thẻ vàng” IUU.
Ngoài nguồn lực của Trung ương thì các tỉnh cũng cần có nguồn lực đầu tư. Cùng với đó, các địa phương phải củng cố các ban quản lý cảng cá, nhân lực có chuyên môn và các trang thiết bị để kết nối, phát hiện sớm các tàu cá vi phạm. “Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương cùng vào cuộc thì mới có thể nhanh chóng gỡ “thẻ vàng”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Tin liên quan
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động
18:08 | 02/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
EU và Trung Quốc khởi động cơ chế truyền thông luồng dữ liệu xuyên biên giới
08:15 | 29/08/2024 Nhìn ra thế giới
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics