Thủ tướng: “Con người, cơ sở hạ tầng, chiến lược” là yếu tố đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn. Ảnh: Thu Dịu |
Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, về vấn đề đào tạo con người cho ngành Du lịch, cần nâng cao ý thức, sự hiếu khách, sẵn sàng giúp khách du lịch, đặc biệt người dân bản địa. Bên cạnh đó, cần xây dựng hạ tầng du lịch, kết nối giao tông, hạ tầng mềm (văn hóa), điện tử... Về chiến lược, Thủ tướng nhấn mạnh, làm gì cũng phải có bước đi trước, sau. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cần có tầm nhìn dài hạn, phương hướng hành động mỗi năm cùng các ngành khác để cân bằng văn hóa kinh tế môi trường. Đặc biệt là vấn đề đào tạo để nguồn nhân lực không thừa, thiếu, số lượng đi cùng chất lượng để phát triển du lịch Việt Nam.
Trước thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam còn yếu và thiếu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt câu hỏi: Liệu ngành du lịch Việt Nam hiện có đủ hấp dẫn thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế tham gia, cũng như các chính sách nghề nghiệp có đủ thu hút các nhân tài du lịch?
Thủ tướng cho rằng, những công ty có chính sách tốt sẽ trả lời tốt nhất câu hỏi trên. Đó là những công ty có môi trường tốt, văn hóa công ty tốt. Đây không chỉ là câu hỏi đặt ra cho doanh nghiệp du lịch mà cả cơ quan quản lý nhà nước cần suy nghĩ. Du lịch là ngành có tính chất toàn cầu nên khó áp dụng chế độ bảo hộ, chính sách không được rời rạc mà phải tổng thể.
Đại diện các trường ĐH trên địa bàn TPHCM ký kết hợp tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh T.D |
Bên cạnh đó, Việt Nam xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm trên 10% GDP, tạo lan tỏa sâu rộng, vậy chúng ta đã làm gì để tương xứng với hai chữ mũi nhọn? Làm gì để thu hút lao động chất lượng cao? Làm gì để tối ưu hóa nguồn lực sẵn có?, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề.
Thủ tướng cho rằng không chỉ các đơn vị, công ty mà người dân, cộng đồng - nơi diễn ra hoạt động du lịch cũng phải tham gia. Chính người dân mới là yếu tố quyết định quan trọng trong hệ thống du lịch Việt Nam. Việt Nam có 346 cơ sở du lịch, mỗi năm nhu cầu du lịch rất lớn, với 40.000 người nhưng chất lượng mới là vấn đề đặt ra, còn thấp, yếu, chưa học hành đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu về văn hóa, ứng xử, thái độ...
Từ bất cập trên, các địa phương và các trường phải giải quyết được vấn đề này. Mô hình công ty - trường là một hình thức rất cần thiết. Nếu làm trường học mà không có thực hành sẽ rất xa vời với cơ hội nghề nghiệp, bởi trên thực tế nhìn phong cách phục vụ, người hướng dẫn viên là biết việc có được đào tạo tốt hay không…
Đảng và Nhà nước những năm qua xác định thể chế, nhân lực, hạ tầng là 3 chiến lược hàng đầu, vậy các Bộ ngành đã làm gì để ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành mũi nhọn? Thủ tướng nhấn mạnh các Bộ ngành nên thực hiện nghiêm túc chứ không chỉ chờ địa phương thực hiện và cho ý kiến.
Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, định hướng của Thủ tướng rất quan trọng giúp thành phố hoàn thiện thị trường lao động, tăng cường kết nối giữa Nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, hoạch định chiến lược trong thời gian tới.
Ông Phong cam kết thành phố sẽ thực hiện 3 chữ “C” (Con người, cơ sở hạ tầng và chiến lược) trong thời gian tới. Đây là cơ sở quan trọng để thành phố củng cố giải pháp hiện hữu, đề xuất mới, nhằm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, hiện thực hóa mục tiêu thu hút du khách trong tương lai.
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn |
Là đô thị đặc biệt chiếm 30% doanh nghiệp lữ hành, 50% khách quốc tế, 36% khách nội địa, TPHCM sẽ nỗ lực để hoàn thành các mục tiêu. Chủ tịch UBND TPHCM cam kết hành động quyết liệt, chuyển góp ý thành hành động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về quản lý Nhà nước, quản trị du lịch; đa dạng hóa hình thức đào tạo, nghiên cứu đãi ngộ xứng đáng, để quyết tâm đưa TPHCM thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Chuẩn hóa chương trình đào tạo theo hướng quốc tế
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, đã có nhiều chính sách khuyến khích đào tạo nhân lực du lịch. Bộ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị linh hoạt về mã ngành, phối hợp doanh nghiệp tạo hệ sinh thái đào tạo. Bộ đã ban hành Quyết định 4949 mang tính đột phá, tạo điều kiện chuyển nhiều sinh viên ngành sư phạm, ngành khác... sang ngành du lịch. Bộ cũng có đề án tạo phương thức đào tạo gắn liền thực tiễn. Thời gian đào tạo trong doanh nghiệp ít nhất 30%.
Với chính sách này, nhiều sinh viên không phải đào tạo từ đầu, được công nhận các kỹ năng. Căn cứ vào khung trình độ quốc gia ASEAN, đa dạng hóa phương thức đào tạo theo chuẩn đầu ra.
Nhân lực du lịch yếu trước hội nhập (HQ Online)- Cùng với các ngành kinh tế khác, Du lịch Việt Nam đã chính thức gia nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN được một ... |
Trên thực tế, nhu cầu rất nhiều nhưng cung hạn chế. Xét về cơ chế chính sách cần có nhiều tháo gỡ, ví dụ như tăng đào tạo thực tiễn, gắn đào tạo ở các môi trường thực tế với hàn lâm. Mã ngành công nhận chuyển đổi nằm trong khung trình độ quốc gia, giúp các em học sơ cấp có thể lên cao đẳng, đại học thuận lợi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ khuyến khích xã hội hóa để doanh nghiệp tham gia vào đào tạo, tạo chuỗi tuần hoàn giữa người đào tạo, sử dụng, hỗ trợ lẫn nhau trong một quy trình chuẩn chỉnh chứ không hợp tác hai bên thông thường. Các cơ sở đào tạo cần đẩy mạnh thực hành, có những chuẩn mực quốc tế…
Theo thống kê của ngành Du lịch, Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực du lịch đã dần được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn ngành. Hiện tại cả nước có 346 cơ sở đào tạo du lịch các cấp từ sơ cấp đến Đại học, riêng TPHCM có 63 cơ sở đào tạo du lịch (24 trường ĐH, 20 CĐ và 19 trung cấp). Tuy nhiên, ngành Du lịch vẫn còn những bất cập trong tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như quy mô đào tạo tăng mạnh nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Hệ thống giáo trình chưa thực sự phù hợp, chất lượng đội ngũ giảng viên chưa cao. Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, giữa các chủ thể chưa chặt chẽ thiếu đồng bộ. Các chính sách và hành lang pháp lý cho tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch chưa thực sự phù hợp. |
Tin liên quan
Dư địa lớn để phát triển logistics TP Hồ Chí Minh thành ngành kinh tế mũi nhọn
13:46 | 13/12/2021 Kinh tế
Giới thiệu ông Nguyễn Xuân Phúc để bầu làm Chủ tịch nước
18:51 | 02/04/2021 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng thăm Cảng quốc tế Long An và dự án Nhà máy điện LNG
13:08 | 21/03/2021 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đề nghị IPU thúc đẩy hòa bình và phát triển bền vững
08:28 | 18/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Các ngân hàng nhận và được chuyển giao cần thực hiện đúng đề án
20:34 | 17/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kỳ điều hành ngày 17/10, giá xăng giảm nhẹ
15:29 | 17/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Tháo gỡ 2 điểm nghẽn lớn để ĐBSCL phát triển
20:30 | 16/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cồn Cỏ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển
20:18 | 16/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội Việt Nam chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm cho AIPA-45
09:27 | 16/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuần lễ Giáo dục châu Âu 2024: Giáo dục toàn diện, cơ hội rộng mở
18:58 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
Áp thuế Tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường đảm bảo hài hòa lợi ích
Hải quan Đồng Tháp phối hợp bắt hơn 5.500 bao thuốc lá lậu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics