Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phấn đấu GDP năm 2020 đạt trên 5%
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: Minh Trang (MPI). |
Năng lực nội sinh của nền kinh tế rất lớn
Sáng 9/5, Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp diễn ra tại Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị quan trọng này.
Với chủ đề “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”, đây được coi là "Hội nghị Diên Hồng" hiệu triệu sức mạnh, sự quyết tâm của cộng đồng DN cũng như người dân cả nước cùng nhau khôi phục lại nền kinh tế hậu Covid-19.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch Covid-19, tuy nhiên dịch bệnh đã làm ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Minh Trang (MPI) |
Nhắc tới những DN đã phải đóng cửa, giải toả thời gian qua là điều đáng buồn, Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh khó khăn như vậy, những DN, hợp tác xã vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh là những DN có năng lực thích nghi tốt nhất.
Theo Thủ tướng, nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 3,82% trong quý I/2020, mặc dù là mức thấp trong nhiều năm qua nhưng là mức cao so với nhiều nước, thậm chí là mức tăng trưởng cao nhất trong các nước ASEAN ở quý I/2020.
Thủ tướng nhận định, năng lực nội sinh của nền kinh tế Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam là vô cùng to lớn. Khẳng định khi nhịp đập xã hội dần trở lại bình thường, nhịp đập kinh tế sẽ như lò xo bị nén lại giờ bật tăng, Thủ tướng nêu rõ, phải tập trung hơn nữa khởi động lại nền kinh tế, phấn đấu GDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5%.
Thủ tướng nhắc tới 5 mũi đột phá để tăng trưởng, phát triển, vượt qua khó khăn giai đoạn này, đó là thu hút đầu tư tư nhân, thu hút FDI, đẩy mạnh xuất khẩu, đẩy mạnh đầu tư công, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa.
Để hiện thực những yêu cầu đó, Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp cần nỗ lực đóng góp vào phát triển hình chữ V chứ không phải chữ U hay chữ W.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành phải "xắn tay", các địa phương phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. “Đây không phải là lúc quyền anh, quyền tôi mà phải vì dân tộc, vì đất nước, phải hợp tác để cùng thành công”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thủ tướng có 6 đề nghị tới cộng đồng doanh nghiệp.
Thứ nhất, mong muốn các DN yêu Tổ quốc. Thứ hai, cần đoàn kết, mất đoàn kết là tự làm yếu mình. Thứ ba, không nản chí, nản chí là tự bỏ cuộc. Thứ tư, năng động, quyết đoán, thụ động lưỡng lự là mất cơ hội. Thứ năm, sáng tạo, thiếu sáng tạo là tự thụt lùi. Thứ sáu, có niềm tin, tự mình chối bỏ mình nếu không có niềm tin.
Thủ tướng khẳng định, sau thời gian giãn cách xã hội, đây là cơ hội trăm năm cho doanh nghiệp, trước hết là DN trong nước, nếu không nắm bắt được cơ hội, DN nước ngoài sẽ đến lấy.
Cần hành động nhanh và mạnh
Báo cáo tại Hội nghị về tác động của dịch Covid-19, thách thức và thời cơ, cơ hội phát triển kinh doanh, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, theo dự báo của các tổ chức uy tín quốc tế, đại dịch Covid-19 sẽ khiến cho kinh tế thế giới năm 2020 tăng trưởng âm khoảng 3%, đẩy thêm nửa tỷ người trên thế giới bị lâm vào cảnh đói nghèo.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại Hội nghị. Ảnh: Minh Trang (MPI). |
Trong khi đó, Việt Nam đã nỗ lực đạt được “trạng thái tích cực”, như: Tăng trưởng GDP quý I năm 2020 đạt 3,82%, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt gần 83 tỷ đô la Mỹ, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu 3 tỷ đô la Mỹ.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài vùng xoáy ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch. Lực lượng DN là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, hiện đang bị tổn thương nặng nề.
“Cuối tháng 4 vừa qua, Bộ KH&ĐT đã tiến hành khảo sát nhanh gần 130.000 DN. Theo đó, khoảng 86% DN bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19; doanh thu dự kiến 4 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh xuống còn khoảng 70% so cùng kỳ năm 2019”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, phía trước vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức như: Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị vẫn chưa thể khắc phục ngay trong thời gian tới, sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn tới các DN; hiện tượng mua bán, sáp nhập DN trong thời gian tới có thể diễn ra mạnh mẽ hơn, nguy cơ các DN tiềm năng của Việt Nam có thể sẽ bị thâu tóm với giá rẻ...
Về cơ hội kinh doanh, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, từ góc nhìn quốc tế, hiện nay, uy tín và vị thế của Việt Nam đang được đánh giá rất cao qua những thành công đạt được trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, tác động từ dịch Covid-19 đã tạo ra nhận thức mới, xu hướng tiêu dùng mới; xuất hiện các mô hình kinh doanh mới, đem lại cơ hội thị trường để hình thành các chuỗi giá trị, liên kết mới và phát triển bứt phá.
Các hiệp định thương mại tự do mới như CPTPP, EVFTA… chính thức có hiệu lực sẽ tạo lợi thế lớn cho các DN Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
“Chính vì vậy, ngay lúc này chúng ta cần phải có những hành động nhanh và mạnh hơn để hỗ trợ DN chớp lấy thời cơ vàng, nhằm phục hồi và phát triển bứt phá, kích thích tăng trưởng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Đề xuất định hướng phục hồi nền kinh tế, đại diện Bộ KH&ĐT đề nghị:
Thứ nhất, phục hồi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gãy, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị mới.
Thứ hai, thực hiện các giải pháp kích cầu thị trường nội địa: Tăng tổng cầu trong nước thông qua kích thích tiêu dùng và hỗ trợ các DN phân phối các mặt hàng thiết yếu; các ngành du lịch, lưu trú, bán lẻ, thương mại điện tử…
Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch, đầu tư; xây dựng và triển khai ngay chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam tới thế giới là điểm đến an toàn để đầu tư, du lịch.
Thứ tư, hỗ trợ phục hồi, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với việc làm và nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách.
Thứ năm, đẩy mạnh triển khai các chính sách, giải pháp khuyến khích doanh DN chuyển đổi số, phát triển kinh tế số;
Thứ sáu, thực hiện nhất quán và triệt để cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung giải quyết các điểm nghẽn, bất cập làm cản trở DN phát triển.
Tin liên quan
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch nhập khẩu 121.000 tấn đường
16:21 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
16:38 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
19:28 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
18:55 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
13:45 | 20/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
08:01 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
21:07 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
15:11 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan, Biên phòng Đồng Tháp phối hợp phát hiện trên 160 vụ vi phạm
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform