Tịch thu phương tiện nên áp dụng đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng
Là thành viên trực tiếp soạn thảo Dự án Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia, bà nhận định thế nào về đề xuất này?
Trước hết, tôi cho rằng đề xuất của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia xuất phát từ thực trạng tỷ lệ khá cao người điều khiển ô tô tham gia giao thông có sử dụng rượu, bia và hậu quả nghiêm trọng của hành vi đó gây ra cho xã hội trong thời gian qua nên cần có những biện pháp nhằm giảm tình trạng này, bảo vệ tính mạng người dân và ngăn ngừa tác hại của lạm dụng rượu, bia gây ra.
Về mặt pháp lý, đề xuất này là có cơ sở vì theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, hành vi này có thể phải chịu hình thức xử phạt là phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính (Điều 21).
Hiện nay, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Mức phạt này hiện chưa bảo đảm tính răn đe và hạn chế hành vi vi phạm nên cần những biện pháp hiệu quả hơn.
Có ý kiến cho rằng việc tịch thu phương tiện là không phù hợp vì phương tiện giao thông không chỉ để đi lại mà nó còn nhằm phục vụ mục đích mưu sinh để kiểm sống với nhiều người, quan điểm của bà về vấn đề này ra sao?
Đối với việc tịch thu phương tiện vi phạm, như tôi đã phân tích ở trên là nên tiếp tục nghiên cứu đề xuất một cách phù hợp trong thời gian tới và cùng với đó là xem xét sửa đổi đồng bộ với các quy định khác của Luật Xử lý vi phạm hành chính để có tính khả thi cao. Việc tịch thu phương tiện, nếu có, nên áp dụng đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tái phạm. Đồng thời chúng ta cũng cân nhắc tham khảo kinh nghiệm của các nước như nghiên cứu đưa một số hành vi có mức độ nghiêm trọng vào xử lý hình sự.
Tôi tin rằng, nếu chúng ta có những quy định nghiêm khắc và tổ chức thực hiện hiệu quả sẽ bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và hạn chế tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia, góp phần hạn chế lạm dụng rượu bia và bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân.
Ngoài tịch thu phương tiện thì còn biện pháp nào khác hiệu quả hơn, thưa bà?
Trước hết, chúng ta nên xem xét nâng mức phạt tiền đối đa từ 15.000.000 đồng hiện nay lên 40.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở và hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng.
Bên cạnh đó, ngay khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền phải yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm là không được tiếp tục điều khiển ô tô, tạm giữ phương tiện để phòng ngừa họ tiếp tục vi phạm và để bảo đảm việc nộp phạt. Cùng với đó là tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để người dân nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi và không sử dụng rượu bia khi lái xe.
Để bảo đảm tính mạng người dân, an toàn giao thông và phòng chống tác hại của rượu bia, cá nhân tôi ủng hộ các biện pháp mạnh và hiệu quả nhằm tạo tính răn đe, giáo dục chung, xử lý nghiêm người vi phạm, tạo ý thức thượng tôn pháp luật, người điều khiển ô tô phải cân nhắc kỹ trước khi ngồi sau tay lái nhưng cần nghiên cứu quy định phù hợp và kèm theo các biện pháp về triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm bảo đảm tính khả thi.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
Theo thống kê trên thế giới, phí tổn do lạm dụng rượu, bia gây ra thường chiếm từ 2% đến 8% GDP của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam năm 2011, phí tổn do lạm dụng rượu bia khoảng 2% GDP, tương đương với 46.000 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần lợi ích thu được cho ngân sách Nhà nước từ sản xuất rượu, bia. |
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics