Tiêu thụ lúa gạo gặp khó ở nhiều thị trường
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị |
Trên 100.000 tỷ đồng cho vay lúa gạo
Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, sau khi Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo thu mua lúa tạm trữ, giá lúa có tăng nhẹ, nhưng vẫn còn thấp so với năm 2018. Hiện đang là thời điểm thu hoạch rộ nên nhu cầu mua dự trữ tăng đột biến. Tuy nhiên doanh nghiệp không đủ hạn mức tín dụng để mua lúa của nông dân. Do đó, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu xem xét chỉ đạo các ngân hàng thương mại có gói tín dụng riêng cho đợt thu mua dự trữ này, thời gian dài tối đa 6 tháng để các doanh nghiệp tăng cường thu mua hết lúa hàng hóa trong tháng 3 và chủ động lựa chọn thời gian bán ra thích hợp giúp nông dân có nguồn vốn kịp thời tác đầu tư cho vụ hè thu sắp tới.
Ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cũng cho hay, hiện giá lúa vụ Đông Xuân đã giảm khoảng 300 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán và giảm 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2018. Với mức giá này, nông dân vẫn có lãi nhưng không nhiều. Ông Châu đề nghị, phía ngân hàng cần tạo ra cơ chế thông thoáng để doanh nghiệp tiếp cận đủ nguồn vốn để mua lúa của doanh nghiệp. Đồng thời các bộ ngành nên xem xét phân bổ chỉ tiêu thu mua lúa tạm trữ về để bình ổn mặt bằng giá lúa ở các địa phương.
Trước các ý kiến như trên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước, cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vốn của doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực lúa gạo.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, trong thời gian tới, để đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ lúa gạo, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng tiếp tục tập trung nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thương nhân sản xuất, kinh doanh lúa gạo, người sản xuất lúa với thời hạn và lãi suất hợp lý theo Nghị định 55/2018, Nghị định 116/2018 và Nghị định 107/2018 của Chính phủ.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2018, riêng trong lĩnh vực lúa gạo, hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn cả nước đã cho vay khoảng 99.000 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2017. Đến cuối tháng 1/2019, dư nợ cho vay lúa gạo của toàn ngành Ngân hàng ước đạt khoảng 100.000 tỷ đồng. Trong đó, cho vay sản xuất lúa khoảng 23.000 tỷ đồng; cho vay thu mua, tiêu thụ lúa gạo khoảng 63.000 tỷ đồng và cho vay chế biến, bảo quản lúa gạo khoảng 14.000 tỷ đồng. Riêng khu vực ĐBSCL, tính đến hiện tại dư nợ cho vay lúa gạo chiếm khoảng 50% tổng dư nợ cho vay lúa gạo cả nước. Trong đó chủ yếu là cho vay thu mua, tiêu thụ lúa gạo với dư nợ ước khoảng 28.000 tỷ đồng.
Nhiều thách thức cho xuất khẩu
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, năm nay sản lượng lúa đạt rất cao, trong khi hoạt động xuất khẩu lại gặp khó khăn đã khiến cho giá lúa gạo sụt giảm.
Theo đó, từ cuối 2018 đến nay việc tiêu thụ gạo gặp một số khó khăn. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 1/2019 ước đạt 373.000 tấn với giá trị đạt 167 triệu USD, giảm 24% về khối lượng và giảm 30% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường lớn nhất là Trung Quốc chững lại, các thị trường khác chưa có dấu hiệu khởi sắc. Các thị trường quốc tế đang tiếp tục có sự cạnh tranh gia tăng về chất lượng, chủng loại và yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu.
Bộ Công Thương cũng đánh giá việc Việt Nam chưa có thương hiệu gạo quốc gia cũng gây khó khăn lớn cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam. Hạt gạo Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh gay gắt với các nhà xuất khẩu lớn như Thái Lan, Ấn Độ và một số nước mới nổi như Campuchia, Myanmar và Pakistan với những loại gạo đạt chất lượng vượt trội.
Đáng chú ý, việc gạo nếp ASEAN bị áp thuế lên đến 50% khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã dẫn đến xuất khẩu gạo nếp sang thị trường này liên tục giảm sút kể từ đầu năm 2019. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã mở cửa xuất khẩu gạo cho Ấn Độ và cấp phép cho 24 doanh nghiệp nước này trong khi Việt Nam chỉ có 19 doanh nghiệp. Chính phủ Trung Quốc còn công khai muốn mở rộng thêm các nguồn nhập khẩu gạo mới như Campuchia bằng việc tăng hạn ngạch từ 300.000 lên 400.000 tấn.
Ngoài ra, nhiều nước như Indonesia, Malaysia, Philippines… hiện đang tăng cường đầu tư sản xuất lúa để giảm nhập khẩu. Bên cạnh đó, Philippines còn muốn mở rộng nguồn cung cấp gạo bằng cách ký thêm Biên bản ghi nhớ với Pakistan, Myanmar; Indonesia thì đưa ra tuyên bố lượng gạo dự trữ của Indonesia đủ dùng đến hết tháng 6/2019, như vậy có thể sau tháng 7/2019 Indonesia mới có nhu cầu nhập khẩu gạo. Các nước châu Phi (chiếm gần 1/3 tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam) cũng đang quyết liệt triển khai các chương trình đảm bảo tự cung lương thực…
Tin liên quan
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
15:08 | 07/07/2024 Nhìn ra thế giới
Lộc Trời trúng thầu 100.000 tấn gạo của Bulog, thu về 55 triệu USD trong 2 tháng
09:59 | 30/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
09:03 | 06/10/2024 Kinh tế
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics