Tìm cơ chế quản lý giá xăng dầu theo hướng thị trường hơn
Quản lý thị trường xăng dầu sao cho hiệu quả? Dự thảo Thông tư về kinh doanh xăng dầu: Quản chặt việc cho thuê, mượn kho chứa xăng dầu Quản lý kinh doanh xăng dầu chuyển hướng đi mới |
Giá xăng dầu thế giới chiếm 65-77% trong các yếu tố cấu thành giá xăng dầu trong nước. Ảnh: Thu Dịu |
Đã hướng tới những công cụ mang tính thị trường
Giá xăng dầu hiện nay dù có lúc tăng, lúc giảm nhưng nhìn chung mặt bằng giá tương đối ổn định, không có nhiều biến động lớn. Theo ông Phạm Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), thị trường xăng dầu được điều chỉnh bởi quy luật của thị trường cũng như những quy định chung về kinh doanh xăng dầu. Trong đó, tại Luật Giá 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024, xăng dầu thành phẩm là 1 trong 9 nhóm mặt hàng bình ổn giá. Luật Giá 2023 cũng như Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Giá đã xác định rất rõ những trường hợp và biện pháp thực hiện bình ổn giá.
GS.TS. Hoàng Văn Cường: Muốn có được công cụ thị trường để cạnh tranh thì chúng ta phải có thị trường cạnh tranh. Tất nhiên, chúng ta không thể thả nổi hoàn toàn mà phải sử dụng các công cụ hiện đại để bình ổn giá xăng dầu. Bên cạnh đó phải có nguồn lực dự trữ quốc gia, phối hợp với các công cụ tài chính như công cụ phái sinh để bình ổn giá thị trường. |
Ông Nguyễn Văn Bình cho hay, các biện pháp bình ổn giá đều hướng tới những công cụ mang tính thị trường. Chẳng hạn, biện pháp đầu tiên trong các biện pháp bình ổn giá là điều hòa cung cầu, bao gồm điều hòa sản xuất trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, điều hòa hàng hóa giữa các địa phương hoặc liên quan tới dự trữ quốc gia… Biện pháp nữa là sử dụng các công cụ về tài chính, tiền tệ phù hợp theo quy định của pháp luật; hoặc Nhà nước có thể can thiệp bằng phương pháp về định giá, hỗ trợ về giá, sử dụng Quỹ bình ổn giá…
Với những quy định và giải pháp nêu trên, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá nhấn mạnh, công tác điều hành giá xăng dầu đã được cơ quan điều hành thực hiện bám sát đúng quy định của các văn bản pháp luật hiện nay cũng như theo giá thế giới với những điều hướng cụ thể, không can thiệp “thô bạo” vào giá cả thị trường.
Cũng về vấn đề này, theo nhận định của GS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, xăng dầu là một mặt hàng mang tính chiến lược, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực để điều hành và bình ổn giá xăng dầu, trong nhiều kỳ biến động lớn về giá xăng dầu trên thế giới thì Việt Nam có những chính sách để không tạo ra cú sốc bất thường về giá xăng dầu.
Tuy nhiên, nhìn thẳng thực tế, GS.TS. Hoàng Văn Cường cho rằng, dù Nhà nước sử dụng các công cụ điều hành giá cơ bản như nhiều quốc gia sử dụng nhưng giá vẫn phải theo thế giới. Công cụ về thuế hay trích Quỹ bình ổn giá cũng thực chất là sử dụng chính nguồn lực của ngân sách hoặc nguồn lực của người dân để bình ổn giá, … từ đó dẫn đến tình trạng “cào bằng”, các doanh nghiệp cùng bán một mức giá, không tạo cạnh tranh về giá trên thị trường.
Không thả nổi hoàn toàn, phải có công cụ điều tiết
Từ những bất cập trên, GS.TS. Hoàng Văn Cường đề nghị thay đổi cơ chế quản lý, chuyển từ quản lý hành chính sang công cụ thị trường, để thị trường điều tiết. Việc dùng công cụ thị trường là có cơ sở bởi nguồn xăng dầu sản xuất trong nước khá lớn, chiếm khoảng 70% thị phần, do đó sẽ không quá bị động hay phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài. Khi dựa vào công cụ thị trường như vậy, doanh nghiệp cũng phải được tự xác định giá để có tính cạnh tranh. Nhà nước không can thiệp nhưng Nhà nước có công cụ để điều tiết, đó là chính sách thuế như thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp…
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc hãng hàng không Bamboo Airways cho hay, nội hàm về quản lý giá xăng dầu hàng không cần được đưa vào Nghị định mới để bảo đảm sự nhất quán đối với các loại xăng dầu trong đó có xăng dầu hàng không. Các chuyên gia cũng đề nghị cần làm rõ về cơ chế định giá bởi doanh nghiệp kinh doanh muốn có lãi thì phải căn cứ vào giá, nên tùy thuộc vào điều kiện của thị trường để quyết định phương thức quản lý giá. |
Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng xây dựng dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và các nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Theo các chuyên gia, đây là hành động cần thiết để cập nhật cơ chế điều hành giá xăng dầu phù hợp với thực tế hơn.
Chuyên gia kinh tế PGS.TS. Ngô Trí Long nêu rõ, giá xăng dầu tăng sẽ tác động tới mặt bằng giá, tác động trực tiếp và gián tiếp làm cho chỉ số lạm phát tăng. Trong khi giá xăng dầu đang chịu rất nhiều yếu tố về quan hệ cung cầu, xung đột địa chính trị trên thế giới cùng nhiều biến động khó lường… nên nhiều quy định trong các nghị định, văn bản quản lý mặt hàng xăng dầu không còn thích hợp, cần phải thay đổi. Theo ông Long, dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu hiện có nhiều điểm mới như công thức và cơ chế định giá xăng dầu, quỹ bình ổn giá, điều kiện kinh doanh xăng dầu…
Cũng về vấn đề này, ông Phạm Văn Bình cho biết, Cục Quản lý giá cũng đã thường xuyên phối hợp và có ý kiến góp ý để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu. Ông Bình kỳ vọng, trên cơ sở những ý kiến của các chuyên gia thì cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để có những đánh giá một cách toàn diện, đề việc xây dựng các quy định được đồng bộ với những quy định của pháp luật liên quan, cũng như đánh giá rõ, nhất là những chính sách mới, tính khả thi phù hợp với xu hướng hiện nay.
Tin liên quan
Giá các loại xăng, dầu tiếp tục giảm
16:02 | 05/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm, xăng RON95-III ở mức 21.109 đồng/lít
15:48 | 29/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm, xăng RON95-III ở mức 21.317 đồng/lít
15:37 | 22/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ tại Thái Nguyên, Bắc Kạn
Cấm người đi bộ và tất cả các phương tiện qua lại hai chiều trên cầu Long Biên
Vinh danh tập thể, cá nhân trong phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics