Tìm động lực thúc đẩy tăng trưởng vùng Đồng bằng sông Hồng
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua khu vực cảng Hải Phòng. Ảnh: T.Bình |
Vùng Đồng bằng sông Hồng được coi là cửa ngõ phía Bắc của nước ta và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc - thị trường rộng lớn nhất thế giới và ngược lại. So với các vùng kinh tế khác trong cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng có hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ và tốt nhất cả nước với đầy đủ 5 phương thức vận tải (đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt) với 3 tuyến hành lang kinh tế đi qua.
Đầu tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân khoảng 9-9,5%/năm. Quy hoạch cũng xác định vùng Đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững.
Trong đó, Hà Nội giữ vai trò dẫn dắt quá trình phát triển của vùng và cả nước. Hải Phòng giữ vai trò tiên phong trong phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng biển. Quảng Ninh giữ vai trò là một trong những đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của vùng, đặc biệt trong phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, du lịch, công nghiệp. Bắc Ninh giữ vai trò là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của vùng, là địa phương kết nối trên tuyến hành lang công nghiệp quốc lộ 18.
Ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, với những lợi thế, tiềm năng vị trí địa lý, cùng quyết tâm mạnh mẽ của Thành phố và nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, TP Hải Phòng hội tụ đủ yếu tố cần thiết để trở thành một trong những đầu mối logistics quan trọng, trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa đa phương thức kết nối Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với cả nước, khu vực và quốc tế. Vì thế, TP Hải Phòng đang tập trung xúc tiến và thu hút đầu tư theo hướng phát triển ba trụ cột kinh tế gồm: công nghiệp - công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại.
Về phía doanh nghiệp, tận dụng những cơ hội này để phát triển là một nhiệm vụ quan trọng, trong đó vấn đề chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu về liên kết vùng đang rất được chú trọng. Thậm chí, với các doanh nghiệp ngành logistics, chuyển đổi số được đánh giá là khâu đột phá cho thúc đẩy liên kết vùng.
Nhưng theo ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), thực trạng chuyển đổi số của ngành logistics ở mức độ thấp, theo thang 6 điểm thì các doanh nghiệp đang đứng ở thang số 1, số 2. Vì thế, các doanh nghiệp cần những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như thuế, tài chính, đào tạo để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào ứng dụng chuyển đổi số. Đồng thời hoàn thiện khung pháp lý, giải tỏa những e ngại cho doanh nghiệp trong ứng dụng chuyển đổi số.
Ngoài ra, theo bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Phó Giám đốc Marketing Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, các địa phương cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối hạ tầng giao thông, kết nối đa phương thức tạo thuận lợi phát triển dịch vụ logistics, tăng cường đầu tư vào hạ tầng hậu cần và kho bãi để tăng cường hệ sinh thái logistics, tháo gỡ các “nút thắt” về giao thông để việc kết nối, vận chuyển hàng hóa được thuận lợi, đẩy mạnh liên kết vùng, giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp.
Đặc biệt, cùng với chuyển đổi số, một vấn đề đáng chú ý là quy hoạch TP Hải Phòng được phê duyệt tại Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 2/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu phát triển khu thương mại tự do trong Khu Kinh tế ven biển phía Nam thành phố. Loại hình này cũng đã được một số địa phương khác như Đà Nẵng, Vũng Tàu đưa ra. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định, việc định hướng thành lập các khu thương mại tự do là một bước đi đúng đắn để khai thác và thúc đẩy kinh tế từng vùng.
Khu thương mại tự do là loại hình mang lợi thế tổng hợp, là khu phi thuế quan giúp thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nhất là doanh nghiệp có nhu cầu lưu chuyển hàng hoá nhanh giữa thị trường trong và nước ngoài. Khu thương mại tự do gắn với cảng biển, sân bay, cửa khẩu sẽ là trợ lực, cộng sinh cho cảng cũng như tạo thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp...
Vì thế, Viện trưởng CIEM cho rằng, cần thúc đẩy chuyển đổi số ngay từ trong giai đoạn đầu phát triển khu thương mại tự do để tận dụng cơ hội phát triển. Chẳng hạn, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm quốc tế, như Costa Rica đã thu về lợi ích gấp 20 lần từ tăng trưởng xuất khẩu và giảm chi phí dịch vụ công sau khi đầu tư xây dựng cơ chế một cửa trực tuyến. Ngoài ra, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động trong khu thương mại tự do có điều kiện kết nối thuận tiện hơn với mạng lưới nhà cung cấp cũng như các thị trường, khách hàng ở cả trong và ngoài nước. Đồng thời, sớm cụ thể hóa định hướng chuyển đổi số và hỗ trợ nỗ lực chuyển đổi số của doanh nghiệp cũng sẽ tạo động lực cho hiện đại hóa ngành logistics, tạo thành động lực cho liên kết vùng mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Tin liên quan
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Hải quan Hà Nam Ninh đồng hành cùng DN tiêu biểu tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình
21:07 | 09/10/2024 Hải quan
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Vedan Việt Nam trao nhà cho gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin
14:40 | 10/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EVN lỗ hơn 21.800 tỷ đồng từ sản xuất điện năm 2023
14:20 | 10/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái T&T Group hỗ trợ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão lũ
10:27 | 10/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank: Ưu đãi lãi suất vay từ 4,0%/năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh
10:08 | 10/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Rào cản thể chế sẽ tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh
17:00 | 09/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
BAC A BANK đồng hành cùng Ngày thẻ Việt Nam 2024
16:04 | 09/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng lỗ luỹ kế đến năm 2023 của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là 53,4 nghìn tỷ đồng
14:54 | 09/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
19:51 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Techcombank và Manulife Việt Nam ngừng hợp tác độc quyền
17:11 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
“Gọi tên” các thách thức lớn nhất doanh nghiệp đang đối mặt
15:29 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EuroCham: Dù còn trở ngại, các kế hoạch mở rộng kinh doanh vẫn đầy tiềm năng
14:42 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lợi nhuận 9 tháng của khối doanh nghiệp trung ương tăng
11:26 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xoá “khoảng cách” giữa nghiên cứu và triển khai cho đổi mới sáng tạo
09:10 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Kiên Giang có tân nữ Phó Cục trưởng
Công an TPHCM điều tra vụ tàng trữ thuốc lá lậu quy mô lớn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 82 phát hành ngày 11/10/2024
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics