Tín hiệu tích cực cho chu kỳ phát triển đầy hứa hẹn
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng |
Ông đánh giá như thế nào về những tín hiệu tích cực của nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm?
Từ năm 2023, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng dương hơn 5% so với năm 2022. Điều này cho thấy sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam rất lớn. Từ nền tảng của năm 2023 như vậy thì không chỉ có chỉ số về sản xuất mà các chỉ số về thương mại, đầu tư của Việt Nam trong năm 2024 sẽ có nhiều phát triển. Đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang chuẩn bị bước sang một chu kỳ phát triển mới đầy hứa hẹn. Khả năng Việt Nam sẽ đạt được tăng trưởng 6-6,5%, thậm chí còn cao hơn, là hoàn toàn có thể xảy ra.
Đâu là những động lực cho nhận định về tăng trưởng trong năm nay, thưa ông?
Hiện Việt Nam đã đưa ra nhiều cải cách quan trọng. Chẳng hạn, việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản tích cực hơn; chính sách tiền lương, tăng lương cho đội ngũ viên chức cũng tạo kích cầu mạnh. Ngoài ra, các đối tác nước ngoài dù đặt ra nhiều tiêu chuẩn xanh hay tiêu chuẩn về phát thải ròng nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị và có khả năng thích ứng được. Do đó, chắc chắn là trong thời gian này và thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ kết nối được nhiều đơn hàng, kết nối được nhiều đối tác để tạo động lực cho tăng trưởng xuất nhập khẩu.
Mặt khác, đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam từ năm 2023 đã ở mức cao, ước tính đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022, 2 tháng năm 2024 đã tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023. Vì thế, năm 2024, FDI vào Việt Nam dự kiến sẽ đạt con số cao hơn năm trước, từ đó tạo tác động lan tỏa đến khối doanh nghiệp trong nước. Điều này có được là do môi trường đầu tư Việt Nam đang được kỳ vọng là có nhiều khả năng mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy, chỉ qua 2 tháng đầu năm, các động lực kinh tế Việt Nam năm 2024 đã rất rõ ràng. Tôi cho rằng, tất cả động lực này sẽ tạo thành cỗ máy giúp nền kinh tế tăng trưởng vững vàng hơn trong các năm tiếp theo.
Trong các chỉ số kinh tế 2 tháng qua, Việt Nam xuất siêu hơn 4,7 tỷ USD. Tuy là dấu hiệu đáng mừng, nhưng theo ông, con số này cũng cần lưu ý gì?
Xuất siêu ở mức cao thể hiện năng lực của các doanh nghiệp tại Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như việc tận dụng tốt những cơ hội và ưu đãi mà thị trường đặt ra.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là kim ngạch xuất siêu này đến từ khu vực doanh nghiệp nào, bởi hiện nay, kim ngạch phần lớn đến từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, 2 tháng qua, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 16,14 tỷ USD, nhưng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 43,2 tỷ USD, nghĩa là gấp 2,6 lần khu vực trong nước.
Do đó, tôi cho rằng, vấn đề ở đây là phải đảm bảo cán cân thương mại thặng dư nhưng cần phân bổ lợi ích phù hợp cho các thành phần kinh tế. Ngoài ra, Việt Nam luôn thúc đẩy và đa dạng hội nhập nhưng hội nhập phải thực chất, bền vững và phải làm sao chuyển hóa được những yếu tố bên ngoài vào sức mạnh nội tại bên trong. Chúng ta phải hướng tới để khu vực doanh nghiệp Việt Nam là người làm chủ, phải là con át chủ bài của “cuộc chơi” quốc tế này. Nếu không thì Việt Nam xuất khẩu nhiều cho thế giới, nhưng thực chất phần được hưởng về cho nền kinh tế trong nước lại rất khiêm tốn.
Bên cạnh đó, khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu lớn cũng là vấn đề cần chú ý, bởi đó là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp hạn chế sản xuất nên phải giảm việc nhập khẩu nguyên phụ liệu. Nhưng chúng ta không phải vì thế mà lo lắng. Bởi vì nhiều khi nhập khẩu với giá thấp lại là lợi thế, giúp tăng khả năng cạnh tranh về giá cho doanh nghiệp; hoặc các doanh nghiệp đã chủ động được về nguồn nguyên phụ liệu trong nước. Vấn đề cần quan ngại là khi nhập khẩu nhiều khiến sản xuất trong nước trì trệ thì cần đổi mới trong quản lý và cơ cấu lại doanh nghiệp.
Với những vấn đề về kim ngạch xuất nhập khẩu như trên, tôi cho rằng cũng tạo ra áp lực, thậm chí là động lực để các doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý trong nước điều chỉnh cơ cấu kinh tế, mô hình kinh doanh để bắt kịp thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải tăng cường học hỏi kinh nghiệm, đẩy mạnh thông tin về hội nhập, xây dựng thương hiệu mạnh… nhằm tăng kim ngạch thương mại trong thời gian tới.
Để tạo thời cơ cho khối doanh nghiệp tư nhân phát triển hơn nữa, đâu là những giải pháp, thưa ông?
Vấn đề phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế là cần thiết. Bởi nền kinh tế là một cơ thể thống nhất hữu cơ, trong đó có kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là nguồn lực bổ sung quan trọng. Còn về lâu dài, tôi cho rằng kinh tế tư nhân phải là động lực trực tiếp, bền bỉ và cơ bản cho nền kinh tế Việt Nam nếu muốn đạt được các mục tiêu phát triển.
Do vậy, việc thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân cần dựa trên cơ sở cải thiện quyết liệt môi trường kinh doanh. Đó phải là những giải pháp hướng tới giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển thông qua đất đai, nhân lực, cơ sở hạ tầng…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
09:02 | 08/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi?
16:38 | 08/10/2024 Kinh tế
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế
Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
13:15 | 08/10/2024 Kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Kiên Giang có tân nữ Phó Cục trưởng
Công an TPHCM điều tra vụ tàng trữ thuốc lá lậu quy mô lớn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 82 phát hành ngày 11/10/2024
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics