Tính thuế TTĐB với ô tô-Sao cho công bằng?
Tạo sự bình đẳng
Mở đầu cuộc họp, ông Phạm Đình Thi – Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt liên quan đến nhiều mặt hàng. Đến nay đa số các ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, DN, đều cơ bản đồng ý với Dự thảo. Tuy nhiên liên quan đến mặt hàng ô tô, ý kiến của các doanh nghiệp còn chưa thống nhất. Vì vậy Vụ chính sách thuế tổ chức cuộc họp để thêm một lần nữa lắng nghe ý kiến các DN trên tinh thần thẳng thắn.
Ông Thi nhấn mạnh: Thuế TTĐB là để điều tiết thu nhập, không phải là giải pháp hỗ trợ pháp triển sản xuất trong nước.
Tại Quyết định số 1211/QĐ-TTg, Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp các bộ xây dựng công thức xác định giá tính thuế TTĐB tạo sự bình đẳng giữa ô tô nhập khẩu và ô tô sản xuất- lắp ráp trong nước.
Trước đó, nhiều lần, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô trong nước (VAMA) đã có văn bản kiến nghị về mức giá tính thuế hiện tại của xe nhập khẩu (tính theo giá CIF) đang được ưu đãi hơn, do đó tạo sự không công bằng giữa xe nguyên chiếc NK và xe sản xuất trong nước.
Dự thảo đưa ra là nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các DN. Chính vì vậy, tại cuộc họp đại diện cơ quan soạn thảo nhiều lần hỏi đi hỏi lại các DN “theo ý các vị tính thế nào để đảm bảo công bằng?”.
VAMA mẫu thuẫn
Ông Yoshihisa Maruta-Chủ tịch VAMA cho rằng: Thực hiện theo đề xuất tại dự thảo sẽ không hỗ trợ khuyến khích sản xuất trong nước, không đúng với nội dung trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô vừa được Chính phủ phê duyệt. Do đó VAMA đề xuất giữ nguyên cách tính thuế đối với xe NK hiện nay, và thay đổi giá tính thuế với xe sản xuất trong nước. Theo đó giá tính thuế TTĐB cho sản phẩm SXLR trong nước là giá xuất xưởng (giá không bao gồm chi phí đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo, quảng cáo, lãi..).
Trước lộ trình giảm thuế NK xe nguyên chiếc, SXLR ô tô trong nước luôn "kỳ vọng" được hỗ trợ bằng các giải pháp thuế |
Tuy nhiên ông Yoshihisa Maruta cũng thừa nhận một thực tế là ngay trong 17 thành viên trong VAMA cũng không có sự thống nhất hoàn toàn. Có 14 thành viên đồng tình với quan điểm nói trên và 3 thành viên lại có ý kiến khác. Trong đó có thành viên đề nghị xe lắp ráp sản xuất trong nước chỉ tính thuế TTĐB đối với linh kiện NK; Có thành viên hoan nghênh và hoàn toàn đồng ý với dự thảo của Bộ Tài chính.
Không chỉ vậy, đại diện Bộ Tài chính thẳng thắn cho rằng: bản thân VAMA cũng đang tự mẫu thuẫn với chính mình. Trước đó, nhiều lần VAMA đã có văn bản cho rằng cách tính thuế TTĐB hiện nay (xe NK tính theo giá CIF và xe sản xuất trong nước tính theo giá bán buôn) là không công bằng với DN SXLR trong nước, khiến DN trong nước khó có thể cạnh tranh được với sản phẩm NK. VAMA đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi cách tính thuế để tạo sự công bằng.
Nhưng nay khi Bộ Tài chính thay đổi cách tính Thuế TTĐB đối với xe NK nguyên chiếc thì VAMA lại không đồng ý(?) .
Và ông Thi hỏi “theo VAMA tính thế nào để cho công bằng?”.
VIVA phản pháo
Khá quyết liệt, thậm chí có phần căng thẳng, ông Trần Tấn Trung, đại diện nhà phân phối xe Audi, đồng thời cũng là đại diện cho 9 DN NK (với tên gọi VIVA) lại cho rằng: thực hiện theo đề xuất của VAMA là không công bằng với các xe NK.
Theo ông Trung, các DN nhập khẩu đều là những chủ thể kinh tế độc lập có ký kết hợp đồng NK với nhà sản xuất chính hãng, không có quan hệ phụ thuộc về vốn dưới bất kỳ hình thức nào đối với nhà sản xuất; các doanh nghiệp NK thực chất chính là một nhà phân phối buôn đứt bán đoạn đối với nhà sản xuất chính hãng.
Chính vì vậy quy định hiện hành về việc tính thuế TTĐB đối với hàng hóa NK “là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu” là chính xác, phù hợp và nhất quán bởi giá CIF đã bao gồm toàn bộ: giá thành sản xuất của nhà sản xuất (hay giá vốn) cộng chi phí bán hàng của nhà sản xuất chính hãng (chi phí quản lý, đóng gói, quảng cáo, trưng bày, vận chuyển, bảo hành,… nếu có) cộng với lãi của nhà sản xuất chính hãng.
Ông Trung so sánh các nhà NK xe nguyên chiếc hiện nay cũng giống như các đại lý của các nhà sản xuất trong nước. Vì vậy về bản chất, cơ sở giá tính thuế TTĐB của mặt hàng sản xuất trong nước và mặt hàng nhập khẩu là tương đồng với nhau, cả hai đều có đầy đủ các khoản mục chi phí tương tự nhau.
Nếu thay đổi như đề xuất của VAMA (tính thuế theo giá thành xuất xưởng) thì xe trong nước quá “lợi”, lợi từ thuế NK (chỉ bằng 1/3 xe nguyên chiếc) đến cách tính thuế TTĐB.
Vậy theo VIVA “tính thế nào mới là công bằng?”, một lần nữa đại diện cơ quan soạn thảo hỏi các nhóm các nhà NK. Và quan điểm của ông Trung đưa ra là “giữ nguyên như hiện nay” hoặc kéo tất cả (NK và sản xuất trong nước) cùng tính theo giá bán đến tay người tiêu dùng.
Đối với đề xuất tính thuế TTĐB trên giá thành xuất xưởng, có nghĩa là sẽ tính trên cả số lỗ của DN (đối với DN mới vào Việt Nam thì giá thành 10 đồng, nhưng giá bán có thể 9 đồng) như vậy sẽ đặt ra vấn đề là chính sách sao chỉ quan tâm đến nhóm DN lớn, mà không quan tâm đến DN nhỏ mới vào Việt Nam ...? Còn nếu tính theo linh kiện NK thì vi phạm cam kết quốc tế về phân biệt đối xử. | |||
Ông Phạm Đình Thi-Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế- Bộ Tài chính |
Đề xuất là vậy nhưng ông Trung cũng đưa ra hàng loạt lý do để cho rằng tính theo giá bán đến tay người tiêu dùng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí với lộ trình thời gian này sẽ không thể thực hiện được. Hơn nữa, ông Trung cho rằng, tính như vậy sẽ tạo kẽ hở cho các DN sản xuất lắp ráp ô tô trốn thuế bằng cách “tạo” thêm hệ thống công ty phân phối sản phẩm. Và vị đại diện cho các nhà NK chốt “cứ giữ nguyên là tốt nhất”.
Nhưng giữ nguyên thì VAMA lại không đồng ý. Đại diện Vụ chính sách thuế xòe tay lắc đầu.
Đảm bảo hài hòa lợi ích
Không tham gia vào quan điểm của 2 "phe" nói trên, phát biểu tại cuộc họp, đại diện một DN vừa NK vừa lắp ráp sản xuất ô tô trong nước cho biết "DN hoàn toàn ủng hộ phương án của Bộ Tài chính đưa ra". Theo doanh nghiệp này, trong bối cảnh hiện nay đây là giải pháp phù hợp nhất, đạt được các mục tiêu đề ra, đảm bảo sự công bằng, từ đó giúp sản xuất trong nước phát triển, cạnh tranh được với sản phẩm NK.
Không chính thức phát biểu quan điểm tại cuộc họp, song đại diện Hyundai Thành công cho biết DN mong muốn “giữ nguyên”, còn nếu thay đổi, thì theo đề xuất của Bộ Tài chính là hợp lý hơn cả.
Đề xuất tại cuộc họp, ý kiến của đại diện Honda Việt Nam không cùng quan điểm với VAMA, vị đại diện này đề xuất tính thuế TTĐB linh kiện NK. Tuy nhiên, trước đó, ngày 22-5, trao đổi với PV báo Hải quan, ông Minoru Kato-TGĐ Honda Việt Nam cho biết: HVN vừa NK xe nguyên chiếc, vừa lắp ráp sản xuất trong nước vì vậy HVN không mong muốn thuế TTĐB tăng, song HVN nhận thấy đây là giải pháp cần thiết, hợp lý của Chính phủ trong bối cảnh thuế NK giảm.
Cuộc họp kết thúc trong bối cảnh các doanh nghiệp vẫn chưa “chốt” được ý kiến thống nhất để kiến nghị cơ quan soạn thảo văn bản, nhiều ý kiến tranh luận vẫn được tiếp tục bên ngoài hành lang, vẫn với quan điểm DN nào bảo vệ cho lợi ích của DN đó.
Bộ Tài chính nhận thấy rằng, cùng với sự phát triển hội nhập kinh tế, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nhất là NK hàng hóa ngày càng đa dạng về hình thức để tối đa hóa lợi nhuận, như thành lập công ty con tại Việt Nam của các hãng nước ngoài, thành lập liên doanh thay vì văn phòng đại diện hay chi nhánh nước ngoài trước đây. Những công ty con hay công ty liên doanh tại Việt Nam đại diện cho các hãng nước ngoài này đều thực hiện đầy đủ hoạt động phân phối, xúc tiến thương mại và cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa hàng hóa tại Việt Nam. Vì vậy, nếu tiếp tục duy trì quy định về giá tính thuế TTĐB đối với ô tô dưới 24 chỗ ngồi như hiện hành (với khác biệt về chi phí bán hàng trong nước) thì khi thuế nhập khẩu cắt giảm về mức 0%, ô tô dưới 24 chỗ ngồi sẽ càng có lợi thế cạnh tranh về giá hơn so với sản xuất, lắp ráp trong nước. |
Tin liên quan
Nhập khẩu hơn 100.000 ô tô trong 8 tháng, tăng mạnh so với 2023
09:55 | 12/09/2024 Xe - Công nghệ
Mitsubishi Triton 2024 – Mới hoàn toàn, giá chốt từ 655 triệu đồng
09:46 | 12/09/2024 Xe - Công nghệ
Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các dự án sản xuất pin xe điện trong nước
07:52 | 12/09/2024 Xe - Công nghệ
Trung Quốc đề xuất đàm phán với EU để giải quyết vấn đề thuế xe điện
08:21 | 11/09/2024 Xe - Công nghệ
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Honda Lead 125cc hoàn toàn mới với giá từ 40,3 triệu đồng
14:53 | 09/09/2024 Xe - Công nghệ
Ôtô bị hư hỏng vì thiên tai, chủ xe cần làm gì để được bồi thường bảo hiểm?
10:20 | 09/09/2024 Xe - Công nghệ
Mercedes-Benz E-class được giảm giá tới 250 triệu đồng
16:33 | 07/09/2024 Xe - Công nghệ
Ford Territory Sport sẽ khuấy đảo phân khúc SUV hạng C?
10:52 | 06/09/2024 Xe - Công nghệ
Xuất khẩu 1.000 ô tô VinFast sang Indonesia
14:48 | 04/09/2024 Xe - Công nghệ
Phát triển loại sơn chống nhiệt trên ô tô
12:15 | 03/09/2024 Xe - Công nghệ
Tổng vốn đầu tư cho trạm sạc xe điện trong 25 năm tới thấp nhất là 31,76 tỷ USD
12:24 | 02/09/2024 Xe - Công nghệ
MG 7 có giá cao nhất 1,018 tỷ đồng
15:36 | 29/08/2024 Xe - Công nghệ
bawns cas h5
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics