Từ vụ Asanzo rút ra bài học gì cho doanh nghiệp Việt Nam?
Điều tra doanh nghiệp “ma” nhập khẩu hàng điện tử ASANZO | |
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng yêu cầu xác minh vụ việc của Công ty Asanzo | |
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì xác minh vụ việc của Asanzo |
Các chuyên gia nêu lên những điểm lưu ý giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro về pháp lý trong quá trình kinh doanh. Ảnh:N.H |
Theo đó, đứng ở góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Văn Quynh, CEO Hãng luật Hưng Yên, Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, nếu Asanzo có đội ngũ pháp lý tốt thì sẽ không xảy ra câu chuyện như những ngày qua. Cụ thể, điện thoại Iphone của Apple hầu như không sản xuất ở Mỹ nhưng vẫn được coi là hàng Mỹ. Trong khi đó, sản phẩm của Asanzo có tới 30% được sản xuất tại trong nước.
Luật sư Quynh đặt ra hai giả thiết cho câu chuyện Asanzo. Theo đó, nếu Asanzo mua linh kiện trôi nổi về để sản xuất tivi, thì công ty đã vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty đã đăng ký bảo hộ cho các linh kiện được sản xuất ở Trung Quốc và chứng minh được rằng 70% linh kiện nhập khẩu đó là được đặt hàng sản xuất ở nước ngoài thì sẽ là đúng quy định.
Từ câu chuyện của Asanzo, TS.LS Bùi Quang Tín, Trọng tài viên Trọng tài thương mại phía Nam, Thành viên liên đoàn luật sự Việt Nam lưu ý, khi doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài về sản xuất, lắp ráp thì cần quan tâm đăng ký quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu để tránh đi vào “vết xe đổ” như câu chuyện của Asanzo những ngày qua.
Theo các chuyên gia, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang, Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng tiền của họ trong khi đó Việt Nam lại chuẩn bị gia nhập nhiều Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới (FTA). Điều này đã làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tại Việt Nam, gây ra các rủi ro về mặt pháp lý khó lường.
Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng và hệ thống pháp luật đang còn nhiều sự bất cập, chồng chéo, phức tạp và thay đổi nhanh chóng, vấn đề rủi ro pháp lý luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn.
TS Luật Phan Ngọc Tâm, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài thương mại phía Nam khuyến cáo các doanh nghiệp cần đề cao tính tuân thủ cả về chính sách Nhà nước, quy định pháp luật cũng như các chính sách, hệ thống tiêu chuẩn…
“Nếu không đảm bảo tuân thủ, rủi ro pháp lý có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đặc biệt khi doanh nghiệp đã phát triển tới một quy mô nhất định, đối thủ cạnh tranh sẽ có thể tìm ra các lỗ hổng, sai sót để cản trở sự phát triển của công ty. Việc tuân thủ này là sự đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra trên một nền tảng an toàn và hợp pháp” – ông Tâm nói.
Ngoài ra, ông Tâm cũng cho hay, trong quá trình hợp tác làm ăn, nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm tới việc khách hàng có mua hàng hay không, số lượng hàng hoá, thời gian giao hàng… mà không chú trọng tới việc lập hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp giao phó toàn bộ việc soạn thảo hợp đồng cho đối tác. “Đây chính là việc trao quyền quyết định luật chơi vào tay đối tác và khi xảy ra tranh chấp thì thiệt hại sẽ rất lớn” – ông Tâm nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, doanh nghiệp cũng cần quan tâm tìm hiểu quy định pháp luật của nước sở tại. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu quy định về các vấn đề về chế độ, chính sách nội bộ, quyền sở hữu trí tuệ…
Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ
Tin liên quan
Tránh bất lợi cho hàng Việt xuất khẩu từ những đòn phòng vệ mới
07:15 | 18/08/2024 Kinh tế
Tôn vinh hơn 500 nông sản Việt OCOP
14:47 | 06/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thương mại điện tử: Cánh cửa đưa hàng Việt Nam ra thế giới
14:15 | 04/07/2024 Kinh tế
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
8 tháng, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
12:53 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia thêm room tín dụng, động lực cho các ngân hàng cạnh tranh
15:37 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics