“VCCI khuyến nghị các bên có lợi ích liên quan lên tiếng”
Trong cả hai lần Bộ Công Thương sử dụng công cụ PVTM đối với thép (kiện chống bán phá giá năm 2014 và quyết định điều tra kiện tự vệ lần này), đều xảy ra xung đột lợi ích giữa các DN trong ngành. Bà có thể phân tích rõ hơn về xung đột này?
Trong các cuộc điều tra PVTM, mâu thuẫn giữa các nhóm DN nội địa là bình thường bởi các nhóm DN khác nhau trong ngành thép có lợi ích và mối quan tâm riêng của mình. Nhóm sản xuất nội địa ủng hộ kiện còn nhóm NK phản đối việc kiện là rất bình thường. Thậm chí ở những nước như Hoa Kỳ, các cuộc vận động của hai bên rất quyết liệt nhằm thuyết phục cơ quan điều tra rằng mình đúng, có lợi ích hợp pháp và cần bảo vệ lợi ích của mình. Ở Việt Nam cũng vậy và đây là tín hiệu tích cực, cho thấy các nhóm DN đã chủ động hơn trong bảo vệ lợi ích của mình.
Với tính chất là đơn vị tư vấn DN về PVTM, VCCI khuyến nghị các bên có lợi ích liên quan lên tiếng, đặc biệt là tìm kiếm chứng cứ, lập luận và tham gia tích cực vào quá trình điều tra để bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình.
Trong khi hàng hóa Việt Nam XK đến nay đã là đối tượng của cả trăm vụ kiện PVTM ở nước ngoài thì Việt Nam tới nay mới chỉ sử dụng công cụ này 5 lần, với 4 vụ kiện tự vệ và 1 vụ kiện chống bán phá giá. Mặc dù tổng số các vụ kiện ít nhưng thiên về kiện tự vệ. Bà có thể phân tích rõ hơn về vấn đề này?
Điều này dường như đi ngược lại thông lệ quốc tế khi mà với các nước, biện pháp tự vệ là biện pháp rất ít được sử dụng so với hai biện pháp còn lại.
Một trong những lý giải cho hiện tượng này của Việt Nam là các vụ kiện tự vệ đòi hỏi trách nhiệm chứng minh nhẹ hơn cho các nguyên đơn (không phải chứng minh hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tức là không phải xuất trình các thông tin về chi phí của hàng hóa NK mà thường là rất khó tiếp cận). Đây là một ưu thế đặc biệt có ý nghĩa của kiện tự vệ so với các biện pháp khác đối với các DN nguyên đơn chưa có nhiều kinh nghiệm kiện tụng.
Từ góc độ Chính phủ, đối với các vụ việc này, mặc dù là các “công cụ phải trả tiền”, việc điều tra tự vệ cũng có thể là bài toán dễ thực hiện hơn với các cơ quan điều tra do không phải đầu tư quá lớn nguồn lực vào việc tính toán, xác định các công thức tính toán chi phí phức tạp như trong kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Như vậy, trong bối cảnh Việt Nam chưa sử dụng nhiều công cụ PVTM, các biện pháp tự vệ tỏ ra là một công cụ có ưu thế hơn so với hai công cụ còn lại.
Công cụ PVTM được sử dụng là để bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất nội địa trước hàng hóa NK nhưng 90% DN Việt Nam là DN vừa và nhỏ, ít thông tin về cách sử dụng các biện pháp này, đôi khi cũng ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi của chính mình. Theo bà, giải pháp cho vấn đề này là gì?
Từ kinh nghiệm tư vấn cho các DN về PVTM, chúng tôi thấy rằng thực tế DN còn xa lạ với các công cụ PVTM có thể xuất phát từ một số nguyên nhân. Kết quả từ một khảo sát mới đây của chúng tôi cho thấy: Thứ nhất, DN chưa biết đến công cụ PVTM, có tới 15% DN chưa hề nghe nói đến công cụ này. Thứ hai, DN có thể đã biết về công cụ PVTM nhưng không biết cách sử dụng công cụ này, ví dụ, trong số các DN được hỏi thì có tới 63% DN biết về công cụ PVTM nhưng chỉ biết ở mức độ sơ sơ, không hiểu sâu về PVTM. Thứ ba, DN biết về công cụ PVTM nhưng quá khó để DN có thể sử dụng công cụ này bởi tính phức tạp, quá kỹ thuật và những điều kiện sử dụng công cụ này quá cao.
Vì vậy việc đề xuất các biện pháp thích hợp cần xuất phát từ các bất cập trong thực tiễn và hướng tới cả hai nhóm mục tiêu: Năng lực của chính các DN có nhu cầu sử dụng công cụ PVTM và cơ chế từ phía Nhà nước để DN có thể làm được điều này.
Như đã phân tích, DN Việt Nam hiện nay đã “nghe nói” nhiều hơn tới các công cụ PVTM, nhưng rất “sơ sơ”, qua báo chí, phương tiện truyền thông công cộng là chủ yếu. Số biết rõ về công cụ này chỉ chiếm chưa đầy 2% và số lần đầu nghe nói tới cao gấp 8 lần, xấp xỉ 16-17%. Trong khi đó, với một công cụ phức tạp, khó và dài hơi như PVTM, người sử dụng ít nhất phải biết chính xác về bản chất và các điều kiện sử dụng công cụ này.
Hiệp hội ngành hàng là nơi tập hợp các DN cùng hoạt động trong một lĩnh vực và cùng có mối quan tâm chung, do đó rất thích hợp để truyền tải các thông tin chuyên môn cho DN về vấn đề này. Ngoài ra, để chuyển từ việc hiểu biết đến việc có thể sử dụng công cụ trên thực tế, DN cần được xây dựng năng lực đáp ứng các điều kiện pháp luật và thực tiễn liên quan. Điều này có thể thực hiện bằng việc tăng cường nguồn nhân lực, vật lực của DN về PVTM, đa dạng hóa các công cụ chiến lược kinh doanh của DN bao gồm cả các công cụ PVTM…
Một khía cạnh quan trọng khác là cần có cơ chế đa dạng hóa các hình thức tiếp cận thông tin từ Nhà nước của DN bởi trong một số trường hợp, thông tin mà DN cần cho việc đi kiện PVTM không phải là thông tin sẵn có mà cần được xử lý qua các bước nhất định. Trên thực tế, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết được thông qua cơ chế thu phí dịch vụ. Cụ thể, đối với các thông tin cần được xử lý trước khi cung cấp, cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ xử lý và DN trả phí cho các thông tin được cung cấp theo yêu cầu. Cách thức này một mặt tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nước có nguồn lực để phục vụ tốt hơn các yêu cầu của DN, mặt khác cũng giúp hạn chế tình trạng DN yêu cầu thông tin mà không chọn lọc, gây áp lực về khối lượng công việc lên các cơ quan Nhà nước liên quan.
Ngoài ra, có thể xem xét thêm cơ chế về khả năng tiếp cận gián tiếp các thông tin. Về nguyên tắc, các thông tin liên quan tới hàng hóa XNK nằm trong dữ liệu quản lý của cơ quan Hải quan. Do đó, nên chăng, DN khi cần thông tin thì đề nghị tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều tra, trên cơ sở yêu cầu của cơ quan này, hải quan sẽ cung cấp các thông tin liên quan cho cơ quan đó và qua đó DN có thể được phép tiếp cận.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics