Việt Nam đang thiếu hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp
Thời gian vừa qua nhiều vụ việc bạo hành trẻ xảy ra gây bức xúc trong dư luận xã hội, là một bác sỹ gắn bó hơn 30 năm với công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, ông có thể nói gì về thực tế đau lòng nêu trên? Điều này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và tinh thần của trẻ trong tương lai, thưa ông?
Đúng là hiện nay vấn đề bạo hành trẻ em xảy ra nhiều, mọi lúc, mọi nơi, cả ở gia đình, trường học và cộng đồng, thậm chí bạo hành trẻ em xảy ra bởi chính bố mẹ và người chăm sóc trẻ, ngay tại gia đình và các cơ sở chăm sóc, bảo vệ trẻ.
Việc sử dụng các hình phạt, các biện pháp giáo dục nghiêm khắc mang tính bạo lực, đặc biệt bạo lực về tinh thần trong xã hội, gia đình, trường học còn khá phổ biến, xu hướng ngày một gia tăng gây bức xúc xã hội và lo lắng cho các bậc làm cha mẹ.
Toàn bộ các hành động trên không chỉ gây thương tích trên cơ thể, tàn tật về thể xác, mà còn gây sang chấn rất nặng nề về tinh thần của các em, thậm chí những tổn thương này đeo đẳng suốt cuộc đời các em. Nhiều em đã bị rối loạn tâm thần, trầm cảm, kích động và tự tử... Nghiên cứu ở các nước trên thế giới đã chỉ ra, bạo hành trẻ em là một trong những nguyên nhân gây ra những vấn đề rối loạn xã hội nghiêm trọng (nghiện chất, phạm pháp, bạo loạn, giết người,…) sau này.
Hiện việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng, nhưng tình trạng bạo hành trẻ vẫn gia tăng, vậy theo ông nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?
Nguyên nhân sâu xa của tình hình trên là do sự thay đổi mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, nổi lên là sự phân hoá giàu nghèo, mức sống chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng dẫn đến sự gia tăng các vấn đề xã hội tiêu cực, phát sinh đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bóc lột sức lao động và các hình thức bóc lột vì các mục đích thương mại khác.
Một bộ phận gia đình người Việt hiện đã có sự thay đổi quan niệm về một số giá trị đạo đức và lối sống theo hướng tiêu cực vị kỷ, nhân cách bị đồng tiền làm tha hoá, gia tăng bạo lực và các tệ nạn xã hội, không coi trọng các mối quan hệ ruột thịt, gia đình, dòng họ… cùng với một số giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình, nhà trường chưa được phát huy đã dẫn đến sự bạo hành trẻ em, coi thường sinh mạng, phẩm giá con người.
Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp của tình hình trên là Việt Nam đang thiếu một hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp, chưa làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục và phòng ngừa, đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, có nhiệm vụ truyền thông, tư vấn cho gia đình và cộng đồng còn thiếu về số lượng và hạn chế về năng lực chuyên môn.
Cùng với hệ thống luật pháp, chính sách và khung pháp lý để bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và sự thiếu chuyên nghiệp trong quản lý Nhà nước về trẻ em và trách nhiệm người đứng đầu của hệ thống chính quyền các cấp, vấn đề thực thi pháp luật chưa nghiêm và chưa rõ ràng trong trách nhiệm giải trình.
Để bảo vệ trẻ trước nhiều nguy cơ xảy ra trong đời sống thực tế, các bậc phụ huynh cần được trang bị kiến thức tối thiểu nào, thưa ông?
Cha mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc mang đến cho trẻ tình yêu thương, sự hiểu biết và đáp ứng những nhu cầu của trẻ. Cuộc sống gia đình sẽ tốt hơn nếu các bậc cha mẹ phối hợp cùng chuyên gia và áp dụng những cách mà giáo viên hay các chuyên gia kiến nghị để chăm sóc trẻ về thể chất và nuôi dưỡng trẻ về tinh thần.
Trẻ em không chỉ là tương lai, mà trẻ em còn là hôm nay, người lớn chúng ta cần có trách nhiệm chăm sóc trẻ em ngay từ hôm nay, ngay bây giờ. Như vậy chúng ta phải có hành động ngay không chờ đợi đến ngày mai, bất kể là cha mẹ, thầy cô giáo hay cán bộ, quan chức... cần luôn đối xử thân thiện với các em, hãy lắng nghe trẻ nói và cùng chia sẻ với các em.
Để thực hiện được điều này, trước hết trong từng gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về bảo vệ chăm sóc trẻ em, nêu cao lòng nhân ái và tình thương đối với con trẻ. Trong đó giáo dục gia đình là quan trọng hàng đầu. Tiếp đến là cần bổ sung, sửa đổi hoàn thiện khung luật pháp về bảo vệ trẻ em, bổ sung trách nhiệm người đứng đầu, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hệ thống quản lý Nhà nước về trẻ em. Đặc biệt, cần bổ sung thêm điều khoản “Lồng ghép cơ chế giám sát độc lập chất lượng thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam vào cấu trúc vận hành hệ thống giám sát hiện hành” vào Dự thảo Luật Trẻ em sửa đổi 2015 đệ trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp tháng 10-2015 sắp tới.
Cuối cùng là sự đảm bảo thực thi luật pháp nghiêm minh và bình đẳng, bất kể ai có hành vi bạo hành trẻ em, vi phạm pháp luật đều phải nghiêm trị.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics