Việt Nam thu ngay 51,5 triệu USD khi giảm phát thải 10,3 triệu tấn CO2
Khí thải nhà kính năm 2020 có thể giảm tới 7% nhờ phong tỏa do dịch Covid-19 | |
Phí giảm thải lưu huỳnh phải điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan hàng nhập khẩu |
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn |
Được biết, ngày 22/10 tới, Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới (WB) - cơ quan nhận ủy thác của Quỹ Đối tác các bon trong lâm nghiệp (FCPF) sẽ ký kết Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA). Thứ trưởng đánh giá như thế nào về sáng kiến này?
Việt Nam là nước thành viên của Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị Đại hội đồng các nước thành viên tại Paris (năm 2015), Việt Nam đã cùng các quốc gia có sáng kiến thực hiện chương trình chi trả, lượng giá việc giảm phát thải khí nhà kính. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam cam kết, bằng các giải pháp sẽ giảm phát thải 8% khí nhà kính vào năm 2030.
Sau đó, Liên Hợp quốc đã thành lập FCPF. Việt Nam là một trong những quốc gia phối hợp chặt chẽ với FCPF để thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.
Năm 2018, FCPF công nhận Việt Nam đã cơ bản hoàn thành chuẩn bị để thực hiện giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+). Chi trả giảm phát thải dựa vào kết quả là tiếp nối quá trình chuẩn bị, sẵn sàng thực thi REDD+ tiến tới triển khai toàn diện về dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật Việt Nam, là thành quả của sự hợp tác giữa Việt Nam với FCPF và WB trong việc cùng nỗ lực thực thi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Đến nay, chúng ta đã có chương trình thực thi REDD+, việc này cũng được luật hóa trong Luật Lâm nghiệp và được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Năm 2018, với việc trở thành một đối tác của FCPF, Việt Nam là nước đầu tiên chuyển sang giai đoạn chi trả giảm phát thải, trước mắt thực hiện thí điểm ở vùng Bắc Trung Bộ.
Việc ký ERPA vào ngày 22/10 tới thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và người dân trong nỗ lực giảm mất rừng, giảm suy thoái rừng, tạo nền tảng cho việc triển khai cơ chế tính toán giảm phát thải khí nhà kính.
Với việc ký thỏa thuận này, tôi đánh giá đây sẽ là nguồn tài chính mới, phục vụ mục tiêu phát triển rừng bền vững, trong tương lai. Nguồn tài chính này sẽ tăng lên và ngày càng ổn định nếu chúng ta duy trì được sự giàu có của rừng.
Cụ thể, nguồn tài chính Việt Nam nhận được sau khi ký thỏa thuận này là bao nhiêu, thưa Thứ trưởng?
Với việc ký kết ERPA, Việt Nam chuyển nhượng cho FCPF 10,3 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2018-2024. Bù lại, FCPF sẽ thanh toán cho dịch vụ này là 51,5 triệu USD.
Việc chi trả được thực hiện trong 3 đợt, đợt sớm nhất có thể được thực hiện ngay trong năm 2021, với nguồn kinh phí khoảng 10,5 triệu USD từ ERPA.
Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên ở châu Á - Thái Bình Dương và là quốc gia thứ năm trên toàn cầu ký ERPA. Các thỏa thuận chi trả giảm phát thải là công cụ mới nhằm khuyến khích quản lý đất đai bền vững ở quy mô lớn và giúp kết nối các quốc gia với các nguồn tài trợ khác về khí hậu.
Đến nay, nguồn kinh phí cam kết đóng góp cho FCPF để chuẩn bị sẵn sàng và thực hiện chi trả cho dịch vụ giảm phát thải từ rừng đã lên tới 1,3 tỷ USD. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các nỗ lực đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn và tái tạo rừng với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững trên trái đất mà Việt Nam là quốc gia đi đầu.
Xin Thứ trưởng chia sẻ rõ hơn, Bộ NN&PTNT có định hướng cụ thể như thế nào trong thời gian tới để phát huy được nguồn tài chính mới này?
Thỏa thuận này đánh dấu sự khởi đầu của một chương mới đối với Việt Nam trong việc huy động nguồn lực mới cho bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng rừng và quản lý rừng bền vững, qua đó giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu với khát vọng lớn.
Chúng tôi hy vọng việc thực hiện ERPA mang lại những lợi ích thiết thực, đồng thời mở ra cơ hội hiện thực hóa việc triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng; góp phần tăng thu nhập cho các chủ rừng, người dân và doanh nghiệp thông qua nguồn thu từ kết quả giảm phát thải, nâng cao năng suất rừng trồng, cải thiện sinh kế bền vững.
ERPA cũng góp phần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, cơ quan quản lý, chủ rừng, cộng đồng, hộ gia đình, khu vực tư nhân về giá trị dịch vụ các-bon rừng, hiểu được lợi ích và giá trị kinh tế, môi trường do rừng mang lại; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, chủ rừng...
Ngoài ra, ERPA còn thể hiện tầm nhìn và trách nhiệm cao của Việt Nam cùng với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; phát triển rừng vì sự yên bình và thịnh vượng của thế giới.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Quỹ Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) là quỹ hợp tác toàn cầu của các Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức của người bản địa tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, quản lý rừng bền vững và tăng cường trữ lượng các-bon rừng (viết tắt là REDD+) ở các nước đang phát triển. Trên thế giới đã có 4 quốc gia ký kết ERPA với FCPF thông qua WB (cơ quan nhận ủy thác của FCPF), gồm: Cộng hòa dân chủ Công gô (năm 2018), Mozambique (năm 2019), Ghana (năm 2019), Chile (năm 2019). Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 5 ký kết ERPA. |
Tin liên quan
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động
18:08 | 02/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics