Vinatex làm gì để vượt khó nửa cuối năm?
Vinatex đề xuất ngân hàng linh hoạt trong đánh giá doanh nghiệp | |
Vinatex thúc đẩy xuất khẩu khẩu trang sang Mỹ, EU |
Năm nay, dự kiến xuất khẩu dệt may tối đa chỉ có thể đạt khoảng 34 tỷ USD. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Đa số thành viên vẫn có lãi
6 tháng đầu năm, tổng doanh thu hợp nhất của Vinatex ước giảm 15% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi dự báo giảm tới trên 30%. Lợi nhuận hợp nhất ước giảm 25% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi dự báo giảm tới 50%.
Đa số các đơn vị thành viên vẫn tạo ra lợi nhuận, ngoại trừ các doanh nghiệp ngành sợi do khó khăn kéo dài về thị trường và bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nên vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến bất lợi.
Đáng chú ý, toàn hệ thống Vinatex vẫn duy trì được việc làm cho 100% người lao động. Dù thời gian làm việc và thu nhập giảm nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với việc phải nghỉ và hưởng trợ cấp thôi việc.
Ông Lê Tiến Trường phân tích, những khó khăn về thị trường dệt may đã đưa ra dự báo từ đầu năm là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, Vinatex vẫn còn có một nguồn hàng kéo lại, đó là các sản phẩm khẩu trang và PPE (trang bị bảo hộ cá nhân) nói chung.
Điều đó giúp các cơ sở sản xuất của Tập đoàn chưa bị lâm vào tình trạng thiếu việc làm trầm trọng, vẫn có thanh khoản tốt do bán hàng khẩu trang và PPE chủ yếu thu tiền trực tiếp, kể cả ứng trước. Thêm vào đó, đơn giá thời gian đầu cho xuất khẩu các sản phẩm này tương đối hiệu quả.
"Có thể thấy, bài học 6 tháng đầu năm của Vinatex là sự quyết liệt, sáng tạo, sự thống nhất từ trên xuống dưới với mục tiêu để giữ được các tài sản cốt lõi của hệ thống, bao gồm thị trường, khách hàng và người lao động", ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh.
Khó khăn bủa vây nửa cuối năm
Về dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh nửa cuối năm, theo người đứng đầu Vinatex doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khá nhiều thách thức.
Cụ thể như, thị trường và nhu cầu PPE đang và sẽ thu hẹp rất nhanh. Đã có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu này sẽ gần như trở về mức cầu bình thường từ tháng 9/2020.
Trong khi đó tại Việt Nam, việc các nhà sản xuất ồ ạt lao vào mặt hàng này trong giai đoạn vừa qua đã dẫn tới nguồn cung lớn hơn cầu. Giá cả đã tới giới hạn của chi phí. Mặt hàng PPE không còn dễ tiêu thụ và mang lại hiệu quả. Việc trông đợi vào nhu cầu PPE như 6 tháng đầu năm là không còn thực tế.
Bên cạnh đó, dịch bệnh trên thế giới có giảm tốc nhưng chưa chấm dứt và cũng không ai có thể đưa ra dự báo về thời điểm các hoạt động xã hội sẽ trở lại bình thường.
Các quốc gia đưa ra lệnh chấm dứt giãn cách, không bắt buộc sử dụng khẩu trang nữa nhưng việc làm và thu nhập của người dân vẫn chưa phục hồi. Điều này có tác động quan trọng và khiến mức cầu hàng hóa tiêu dùng chưa thể trở lại.
Tổng giám đốc Lê Tiến Trường phân tích, hành vi tiêu dùng sau đại dịch Covid-19 đã thay đổi đáng kể. Các khảo sát gần đây trên cả thị trường quốc tế (do Deloitte thực hiện) và trong nước (do Tập đoàn thực hiện) đều cho chung một nhận định là ưu tiên về dược phẩm, thực phẩm và gửi tiền tiết kiệm là những ưu tiên hàng đầu của mọi người.
Quần áo tuy vẫn có vị trí thứ 4 trong danh mục ưu tiên nhưng sau tiết kiệm, do đó ngân sách dành cho hàng may mặc rất hạn chế. Xu thế tiêu dùng ít đi, sử dụng các mặt hàng cơ bản nhiều hơn, hạn mức mua sắm thấp đi, … sẽ chi phối thị trường thời trang trong thời gian tới.
Việc tổng cầu giảm sẽ đẩy cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia sản xuất dệt may trở nên khốc liệt hơn, giá thấp hơn, áp lực của người mua lớn hơn.
"Đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm vừa qua, do Việt Nam không bị ngừng sản xuất như Trung Quốc hay Bangladesh vì cách ly xã hội, nhờ đó thị phần của dệt may Việt Nam tại Mỹ và EU đã tăng lên. Cuộc chiến giành lại thị phần sẽ diễn ra gay gắt trong thời gian tới", ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh.
Ông Lê Tiến Trường nêu rõ, tình hình thị trường của tất cả các sản phẩm trong chuỗi cung ứng dệt may đều khó khăn, tuy nhiên những sản phẩm cơ bản sẽ có nhu cầu cao hơn.
Do đó, các đơn vị thành viên Tập đoàn cần triển khai giải pháp để có thể phục vụ được các mặt hàng cơ bản cho khách hàng và chấp nhận phương án sản xuất linh hoạt, không chuyên môn hóa trong ngắn hạn; tiếp tục tập trung tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh; chấp nhận cạnh tranh và sản xuất trong điều kiện khó khăn để duy trì hệ thống.
"Mặc dù quy mô của thị trường nội địa nhỏ (chỉ chiếm 10% đối với năng lực của ngành), do đó không thể là giải pháp cho giải quyết việc làm. Tuy nhiên, thị trường nội địa vẫn cần được quan tâm như là một giải pháp cho tâm lý người lao động, khích lệ tinh thần sử dụng hàng Việt Nam", ông Lê Tiến Trường nói.
Dự báo 6 tháng cuối năm, thị trường xuất khẩu dệt may có nguy cơ giảm tới 30-40% so với năm trước; giá bán cũng sẽ chịu áp lực giảm. Thời gian thanh toán kéo dài hơn, áp lực dòng tiền lớn hơn sẽ là chủ đề chi phối hoạt động của doanh nghiệp. |
Tin liên quan
May Tiền Tiến được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
10:28 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
19:57 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan và VASEP: Cốt lõi niềm tin trong thỏa thuận hợp tác
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics