Vua Hùng là hiện thân tinh thần tạo lập dân tộc, tự chủ quốc gia
Nhắc tới thời đại Hùng Vương, người Việt luôn nhớ tới truyền thuyết năm mươi người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển, năm mươi người con theo mẹ Âu Cơ lên rừng khai sinh lập địa. Với tư cách là chuyên gia văn hóa, ông nhớ về điều gì của thời đại Hùng Vương?
- Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân- con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục lấy bà Âu Cơ- con gái Vua Đế Lai rồi sinh ra một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Sau đó, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người theo cha xuống biển lập nghiệp. Người con cả theo mẹ lên vùng đất Phong Châu (nay là Phú Thọ) lập ra nước Văn Lang và được tôn làm Vua Hùng. Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử của người Việt, được cai trị bởi 18 đời vua.
Nhắc tới văn minh thời đại Hùng Vương, chúng ta không thể không nhắc tới những thành tựu chính được thể hiện ở tất cả các mặt hoạt động của người Việt cổ, từ chính trị, xã hội đến kinh tế, kỹ thuật sản xuất, đạo đức, tín ngưỡng, nghệ thuật. Thời đại Hùng Vương cũng tạo ra được những công trình nghệ thuật mang tính biểu tượng và lưu truyền lâu dài, làm nên cái gốc của các nền văn minh ở giai đoạn sau.
Vua Hùng được hàng triệu người dân Việt nhớ tới như là đấng khởi nguyên của dân tộc, phải chăng Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng là minh chứng để người Việt tỏ lòng biết ơn tối thượng với người Cha lớn của dân tộc, thưa ông?
- Thời đại Hùng Vương bắt nguồn từ thời đại các Vua Hùng với niềm tin cả dân tộc có cùng chung giống nòi “con Rồng cháu Tiên”, cùng chung một nguồn cội (Tổ); đồng thời thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng bởi từ ngàn đời nay, đất nước ta luôn bị kẻ kẻ thù ngoại bang xâm lược và dân tộc Việt luôn phải đứng dậy hợp sức chống lại kẻ thù. Dù là dân tộc nhỏ bé phải chống chịu sức mạnh quân sự to lớn của ngoại bang, song bằng tinh thần đoàn kết, gắn kết, sức mạnh dân tộc, chúng ta đã luôn giành được chiến thắng. Chúng ta giành chiến thắng không phải bằng sức mạnh quân sự mà là nhờ lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Hình tượng Vua Hùng ở trong lòng mỗi người dân Việt là hiện thân của tinh thần tạo lập dân tộc, tự chủ quốc gia có từ nhiều nghìn năm về trước. Do vậy, đứng trước đe dọa của ngoại bang xâm lăng, người Việt thường dựng Vua Hùng, coi đây là biểu tượng thiêng liêng, làm ngọn cờ tập hợp, ngọn cờ tinh thần này phất lên, tung bay, đoàn kết lực lượng tạo thành khối sức mạnh chống ngoại xâm.
Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng ngoài việc thể hiện lòng yêu nước, gắn kết cộng đồng còn là minh chứng rõ nhất cho truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt. Uống nước nhớ nguồn là truyền thống song cũng là cách để dân tộc tồn tại và phát triển bởi bất kể quốc gia nào muốn bước vào tương lai chắc chắn phải nhìn quá khứ. Sở dĩ như vậy bởi xác định quá khứ mới biết chính xác bản thân là ai, khi biết bản thân là ai sẽ không mất phương hướng trên con đường tiến tới tương lai. Bản thân lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng đã nhiều lần nhắc nhở đồng bào và chiến sỹ cả nước: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Vậy thưa ông, tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng hiện nay được lan tỏa trong nhân dân ra sao, đặc biệt là thế hệ trẻ khi mà cuộc sống hiện đại với bộn bề công việc luôn cuốn mỗi người theo những toan tính thiệt hơn của đời thường?
- Trong quan niệm dân gian Việt Nam, qua việc thờ cúng tổ tiên, giới vô hình và giới hữu hình luôn luôn như có một sự liên lạc mật thiết. Sự thờ cúng chính là môi trường gặp gỡ của thế giới hữu hình và vũ trụ thần linh. Từ thời Hùng Vương, các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất vùng để thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần lúa, thần mặt trời để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm (khu di tích lịch sử đền Hùng) mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy ngày 10/ 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ. Từ trung tâm thờ tự đầu tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng dần lan tỏa, có sức sống lâu bền từ đời này qua đời khác, từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra nước ngoài. Đất nước có lúc thịnh lúc suy, có lúc bị giặc ngoại xâm thống trị nhưng Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng vẫn được các thế hệ duy trì đến tận ngày nay và còn mãi đến muôn đời sau.
Với thế hệ trẻ, với cách nhìn của một người nghiên cứu văn hóa tôi cho rằng rất nhiều bạn trẻ hiện nay quan tâm đến tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng, đến nền văn minh Văn Lang, nhưng hiện việc giáo dục, cung cấp kiến thức, hiểu biết cho đội ngũ này hiện chưa được tiến hành một cách toàn diện, do vậy nhiều người trẻ còn mơ hồ với truyền thống lịch sử của dân tộc. Vậy nên các ngành, các cấp cần nhìn nhận và quan tâm hơn nữa tới công tác giáo dục các kiến thức lịch sử cũng như bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, từ đó hướng tới tinh thần dựng xây đất nước. Nếu mỗi người dân Việt nếu chỉ coi yêu nước là dựng nước là đúng nhưng chưa đủ, bởi yêu nước không phải chỉ đi tìm vinh quang ở chiến trận mà còn phải tìm kiếm thắng lợi trong hòa bình, trong dựng xây và phát triển đất nước.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng cũng là cách để lan tỏa tình yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn song hiện tại nhiều địa phương lại có những cách thức tiến hành khác nhau, không tuân theo một quy chuẩn nào, phải chăng là do chúng ta chưa có quy định cụ thể hay bản chất vùng miền đã xen vào trong tổ chức Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt?
- Ngày 6/12/2012, Ủy ban Liên Chính phủ thuộc UNESCO đã công bố danh sách 17 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của nhân loại, trong đó có “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” của Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Cụ thể, hồ sơ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” và khi được UNESCO công nhận, di sản sẽ khích lệ nhận thức của cộng đồng nhiều quốc gia trên thế giới về lòng biết ơn tổ tiên, về thái độ tôn trọng sự đa dạng văn hóa.
Tại nhiều địa phương hiện nay, Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng có thể được tổ chức theo nhiều cách khác nhau, các địa phương sẽ đưa vào đó những yếu tố vùng miền và cả khả năng kinh tế của địa phương, gia đình mình vào trong đó song tinh thần tối thượng, quan điểm thống nhất xuyên suốt vẫn là đề cao Vua Hùng, vẫn thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics