Xâm hại tình dục trong trường học: Xử lý nghiêm để răn đe
Trẻ cần được trang bị các kỹ năng để bảo vệ bản thân nhằm tránh bị xâm hại tình dục. Ảnh internet. |
Đạo đức giáo viên?
Thời gian gần đây, những vụ xâm hại tình dục học sinh đang xảy ra ngay trong chính trường học và xuất phát từ một số giáo viên. Đơn cử, một thầy giáo ở trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị tố dâm ô với nhiều học sinh gái.
Khi vụ việc này chưa lắng xuống thì ngay sau đó, dư luận lại bàng hoàng với việc một thầy giáo ở trường THPT chuyên Thái Bình nhiều lần nhắn tin “gạ tình” với một nữ sinh...
Trước đó, một vụ việc "động trời" cuối năm 2018, cơ quan chức năng đã quyết định bắt tạm giam để khởi tố với ông Đinh Bằng My, Hiệu trưởng trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn, để điều tra làm rõ thông tin ông này xâm hại tình dục nhiều học sinh nam trong nhiều năm. Cũng trong năm 2018, giáo viên trường Tiểu học An Thượng A (Hoài Đức- Hà Nội) là Nguyễn Đình Lê đã phải lĩnh bản án 6 năm tù giam cho hành vi nhiều lần dâm ô với 7 học sinh nữ.
Từ những vụ việc trên, xã hội không khỏi đến lo lắng về sự nguy cơ xâm hại tình dục trong môi trường sư phạm. Nguyên nhân do đâu? TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội nêu cho rằng, liên tục những vụ việc dâm ô, gạ tình học sinh là do các địa phương, trường học chưa có sự chọn lọc đúng người thực sự giỏi chuyên môn, đủ tư cách, đạo đức để dạy học.
Bộ Giáo dục: Xác minh vụ hiệu trưởng lạm dụng tình dục học sinh nam trong nhiều năm (HQ Online)- Tối ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có công văn gửi Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đề nghị xác minh, ... |
Điều tra thông tin hiệu trưởng THCS lạm dụng tình dục hàng chục học sinh Cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ thông tin vụ việc hàng chục học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội ... |
Bên cạnh đó, hiện nhiều trường sư phạm cũng chỉ chú trọng đến việc trau dồi kiến thức chuyên môn cho sinh viên mà “quên” tăng cường các kỹ năng, tình huống sư phạm, đạo đức và những điều không bao giờ được vi phạm. Vì vậy, nhiều sinh viên sư phạm khi được tuyển dụng vào giảng dạy ở các trường học chưa biết giới hạn trong cư xử giữa thầy cô giáo với học trò, chưa biết xử lý các tình huống trong môi trường sư phạm.
Có thể nói, nguyên nhân học sinh bị xâm hại tình dục trong trường học do đạo đức của một bộ phận giáo viên. Nhưng một phần nguyên nhân cũng xuất phát từ yếu tố văn hóa, bởi từ trước đến nay chúng ta chưa có thói quen tôn trọng quyền trẻ em. Đơn cử như, một người khách đến nhà chơi thấy đứa trẻ bụ bẫm, đáng yêu liền có hành động ôm hôn, bẹo má hay thậm chí đòi “xem” bộ phận sinh dục của trẻ. Trước những hành động đó, bố mẹ lại cho rằng người lớn quý mến con mình thì mới ôm hôn để thể hiện sự thân thiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay những hành động đó của người lớn dường như không còn phù hợp. Ngoài ra, vấn đề giáo dục giới tính ở các trường học vẫn chưa được quan tâm mà chỉ lồng ghép vào một số môn học như Giáo dục công dân, Sinh học... Nhiều phụ huynh cũng chưa coi trọng giáo dục giới tính trẻ. Do vậy, khi bị xâm hại tình dục trẻ không biết bảo vệ mình hoặc im lặng khi bị đe dọa.
Cần xử lý nghiêm để răn đe
Đạo đức một bộ phận giáo viên xuống cấp đã ảnh hưởng đến môi trường giáo dục lành mạnh. Trước tình trạng này, TS Tùng Lâm cho rằng, đã đến lúc, ngành Giáo dục cần phải giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm nhiều hơn cho các trường học. Đặc biệt là quy trách nhiệm trực tiếp cho hiệu trưởng trong việc tăng cường bồi dưỡng tư cách, đạo đức cũng như thường xuyên kiểm tra, giám sát sàng lọc giáo viên. Đừng để đến khi “cháy nhà thì mới la làng” mà phải có giải pháp căn cơ từ trong khâu tuyển dụng, đãi ngộ người giỏi, có phẩm chất đạo đức, tư cách tốt để giảng dạy .
Đứng ở góc độ pháp luật, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn luật sư Hà Nội khẳng định, cần xử lý nghiêm minh theo pháp luật đối với những đối tượng có hành vi xâm hại tình dục trẻ em, tăng cường tính răn đe để làm trong sạch đội ngũ giáo viên. Đồng thời, gìn giữ thuần phong, mỹ tục quan hệ tốt đẹp trong sáng giữa thầy trò mà ông cha ta đã tạo lập vun đắp qua hàng ngàn năm.
Đồng quan điểm, TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần phải tăng cường giáo dục giới tính cho học sinh ở cả gia đình và nhà trường. Bên cạnh đó, phải tăng nặng hình phạt đối với các hành vi xâm hại tình dục trẻ em. “Trẻ em là đối tượng cực kỳ yếu thế, những tổn hại về tinh thần và thể xác đối với các em sau những vụ việc như thế là không thể đo đếm được. Chính vì vậy, những vụ xâm hại trẻ em cần phải được liệt vào những vụ trọng án, có hình thức xử lý thật nghiêm minh, phạt tội thật nặng để làm gương cho kẻ khác”, bà Hương cho biết.
Đứng ở góc độ của một chuyên gia tâm lý, PGS. TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa Các khoa học giáo dục trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, để phòng ngừa những sự việc tương tự có thể xảy ra ở một cơ sở giáo dục nào đó, nhà trường nên có những bộ quy tắc ứng xử đối với các bên liên quan. Mục tiêu chính là bảo vệ uy tín của nhà trường, bảo vệ chính giáo viên của mình, phòng ngừa những hành động sai trái của thầy với trò.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, ở nhiều nước, giáo viên và phụ huynh thường có những nguyên tắc rất cụ thể, kể cả cách đụng chạm vào học sinh. Thậm chí, với từng lứa tuổi học trò có thể được động vào đầu vai hoặc nếu muốn ôm thì phải xin ý kiến trước. Tức nguyên tắc là phải hỏi trước khi làm.
“Thiết nghĩ việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản (dạng khung) mà Nhà nước ban hành về ứng xử giữa thầy - trò thì bản thân các trường cũng cần phải cụ thể hóa thành quy tắc sao cho phù hợp với thực tiễn tại đơn vị để tất cả cùng thực hiện nghiêm túc. Người đứng đầu cơ sở (hiệu trưởng) phải là người có trách nhiệm đưa ra bộ quy tắc ứng xử cụ thể đó. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần phải nhạy cảm trước những biểu hiện bất thường của con trẻ. Nếu có vấn đề gì thì cần phải tìm hiểu kĩ câu chuyện để cùng con trẻ giải quyết một cách thấu đáo chứ không nên chì chiết, trách móc”, PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ.
Tin liên quan
Nhóm Truyền cảm hứng ủng hộ, tặng quà học sinh vùng bão lũ
17:59 | 16/09/2024 Hải quan
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Hải quan Cao Bằng ủng hộ học sinh vùng mưa lũ
10:03 | 06/09/2024 Hải quan
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9
Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm
Hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với Hải quan BR-VT và Đồng Nai
Tạm hoãn xuất cảnh một giám đốc người nước ngoài
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform