Xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh để mở ra cơ hội xuất khẩu
Dù là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất khẩu thịt lợn (thị phần thịt xẻ chiếm 49% tổng thịt lợn thế giới), đứng thứ 3 thế giới về sản lượng thịt bò, thứ ba thế giới về sản lượng thịt gia cầm nhưng Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ dân vẫn là thị trường tiềm năng về thịt và sản phẩm chăn nuôi nói chung. Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng thực phẩm, trong đó có sản phẩm chăn nuôi của thị trường Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam như: nhu cầu tiêu thụ thịt lợn lớn, thói quen tiêu dùng thịt tươi, thịt nóng, tiêu dùng nội tạng động vật… Ngoài ra, vị trí địa lý, Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới đất liền dài 1.449,56 km, thông qua 9 cặp cửa khẩu có thể rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hoá, giảm chi phí.
Đánh giá về thị trường Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhận định, Trung Quốc là thị trường có dân số đông, nhu cầu thực phẩm lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng áp dụng nhiều điều kiện tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng nông sản nhập khẩu của Việt Nam, vì vậy, việc triển khai bản ghi nhớ về xây dựng vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) là cơ sở thuận lợi, tạo đà để Việt Nam gia tăng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang thị trường tiềm năng này.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai biên bản ghi nhớ về xây dựng vùng ATDB giữa Việt Nam và Trung Quốc theo ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cũng khẳng định, việc ký các bản ghi nhớ về xây dựng vùng ATDB với bệnh lở mồm long móng là sự nỗ lực rất lớn của Việt Nam nói chung và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng với nước bạn Trung Quốc.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Long, rất nhiều cơ sở chăn nuôi lớn hoàn toàn có thể đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam cũng như thế giới. Nhưng để hình thành vùng ATDB đòi hỏi vai trò quản lý của nhà nước là kết nối những cơ sở ATDB với nhau vào trong một sân chơi, tuân thủ chung quy định.
“Khi ATDB rồi, chi phí chăn nuôi là thấp nhất, hiệu quả cao nhất, thay vì tốn rất nhiều tiền của để phòng bệnh, để chữa bệnh cho vật nuôi, tiêu hủy rồi tồn dư hóa chất, thuốc phải giám sát, cảnh báo. Tuy nhiên, ban đầu để hình thành nên vùng ATDB phải xác định sẽ khó khăn, vất vả, cần sự mạnh dạn vào cuộc của lãnh đạo địa phương chứ không chỉ là tròn vai”, Cục trưởng Cục Thú y cho biết thêm.
Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ dân vẫn là thị trường tiềm năng xuất khẩu về thịt và sản phẩm chăn nuôi nói chung của Việt Nam. Ảnh minh họa: NT |
Đứng ở góc độ địa phương, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai Hoàng Quốc Khánh chia sẻ, Lào Cai có trên 182 km đường biên giới với 5/9 huyện, thành phố có đường biên giới với Trung Quốc. Hàng năm, lượng hàng hóa trung chuyển đến và qua tỉnh Lào Cai lớn, đặc biệt là có tuyến đường giao thông thuận lợi, việc vận chuyển động vật và các sản phẩm động vật vào và đi qua địa bàn tỉnh thuận tiện, chưa được kiểm soát triệt để. Đây chính là nguyên nhân dịch bệnh động vật xâm nhập, lây lan vào địa bàn tỉnh.
Việc triển khai xây dựng vùng ATDB phục vụ xuất khẩu là cơ hội tốt để tỉnh Lào Cai nâng cao nhận thức, chủ động, có nhiều biện pháp phù hợp hơn để phòng chống dịch bệnh động vật, tiến tới xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang thị trường Trung Quốc. Tỉnh Lào Cai cam kết tích cực chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn, kiểm soát, phòng tránh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và xây dựng vùng ATDB trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Chính vì vậy, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, các ngành, địa phương phải có các giải pháp, đề án triển khai thật đồng bộ. Đặc biệt, các tỉnh, thành phố phải nhận thức đúng về chủ trương, chiến lược, đầu tư đúng mức để xây dựng chuỗi, vùng ATDB động vật phục vụ xuất khẩu, nâng giá trị của ngành chăn nuôi trong cơ cấu nền nông nghiệp.
Hiện cả nước có 2.257 cơ sở an toàn dịch bệnh và vùng an toàn dịch bệnh tại 59 tỉnh, thành phố. Riêng tỉnh Lào Cai có 7 vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. |
Tin liên quan
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
20:19 | 02/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thúc doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi xanh
Hải quan Quảng Trị: Triển khai ứng dụng trực tuyến quản lý phương tiện vận tải
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics