Xây dựng "đại bàng" Việt để nâng cao năng lực kinh doanh
Đối tác ngoài nước chủ động tìm đến doanh nghiệp Việt | |
Để cái bắt tay giữa FDI và doanh nghiệp nội chặt hơn |
Toàn cảnh diễn đàn |
Áp lực cạnh tranh lớn
Phát biểu tại Diễn đàn "Nâng cao sức cạnh tranh hàng Việt trước thời cơ, thách thức từ các FTA thế hệ mới" diễn ra ngày 29/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, việc tham gia các FTA đã giúp thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng và đa dạng hóa; thị trường dịch vụ tài chính phát triển hơn với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài; hệ thống thể chế, chính sách cũng từng bước được hoàn thiện...
Tuy nhiên, Bộ Công Thương đánh giá, bên cạnh những lợi ích do các FTA mang lại, các doanh nghiệp Việt cũng đứng trước nhiều thách thức khi hàng hóa của nhiều quốc gia sẽ tăng nhập khẩu vào Việt Nam nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan.
Hiện nay, trình độ phát triển của doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang ở mức trung bình và thấp. Việc Việt Nam mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ đến từ các nước đối tác khiến thị trường trong nước không còn là khái niệm “sân nhà”.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cũng nhấn mạnh, mặc dù là động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế nhưng đa số doanh nghiệp Việt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và lớn chiếm tỷ trọng quá ít (khoảng 3%), tạo thành chỗ khuyết thiếu cơ cấu nghiêm trọng.
Doanh nghiệp quy mô nhỏ bé nên chưa đầu tư vào công nghệ, chưa có chiến lược lâu dài để đầu tư cho sự phát triển dài hạn. Ngược lại, khi doanh nghiệp chưa có công nghệ và chiến lược, dẫn tới doanh nghiệp khó tạo được sự tin tưởng từ các đối tác.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố, đến nay, Việt Nam chưa tham gia được vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp đầu chuỗi và doanh nghiệp nước ngoài. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp lớn là không đáng kể và còn hạn chế.
Từ góc độ doanh nghiệp cụ thể, ông Nguyễn Khoa Đức Anh, Phó Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp kiêm Giám đốc Trung tâm Phát triển Giải pháp Tài chính Khách hàng (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam) chỉ rõ, áp lực cạnh tranh từ các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài trên thị trường Việt Nam ngày càng lớn.
Ngoài EVFTA, Việt Nam cũng đã mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo một số cam kết FTA khác (ví dụ trong ASEAN, trong Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương…) qua đó, mở đường cho nhiều nhà cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam hoặc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới cạnh tranh với các doanh nghiệp tài chính Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhu cầu của khách hàng đối với giao dịch tài chính ngày càng cao, không chỉ dừng lại ở giá mà đòi hỏi mức độ phong phú về dịch vụ, chất lượng dịch vụ. "Việt Nam đã gỡ bỏ dần các hạn chế đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài, đặt các doanh nghiệp tài chính Việt Nam trong thế bắt buộc phải cạnh tranh bình đẳng hơn để thu hút khách hàng", ông Đức Anh nhấn mạnh.
Xây dựng "đại bàng" Việt Nam
Công ty CP Khóa Việt Tiệp là một trong những thương hiệu đã gắn bó lâu đời với người tiêu dùng Việt, không chỉ chinh phục tốt thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Ông Lương Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty chia sẻ kinh nghiệm để có thể đối mặt với áp lực cạnh tranh trong hội nhập, hiện hàng năm, công ty nghiên cứu và cho ra đời 10 - 15 sản phẩm mới và sản phẩm cải tiến, thiết kế sang trọng, hiện đại.
Tăng tính chủ động, nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã là lối đi hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt đứng vững trong hội nhập. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Đến thời điểm hiện tại, Khóa Việt-Tiệp đưa ra thị trường hơn 300 mẫu sản phẩm với những cải tiến nổi bật về chất lượng, mẫu mã, bao bì, đồng thời giảm được chi phí sản xuất.
Nhìn nhận câu chuyện gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt trong hội nhập sâu ở bình diện rộng, tổng quát, PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn của Chính phủ khẳng định, không thể bác bỏ thực trạng yếu kém thực lực của các doanh nghiệp Việt sau 35 năm chuyển sang kinh tế thị trường.
Trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp phải đặc biệt nỗ lực đạt được “trạng thái bình thường mới”, cần nhanh chóng triển khai các giải pháp “nóng”.
Cụ thể đó là nỗ lực xây dựng các nền tảng của kinh tế thị trường đúng nghĩa; nhanh chóng đoạn tuyệt với hệ thống phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc “xin – cho”. Đây là nguồn gốc cơ bản và trực tiếp của hệ thống tham nhũng, lãng phí, làm méo mó toàn bộ cấu trúc thị trường.
“Các yếu tố nêu trên vận hành trong không gian công khai, minh bạch sẽ là nền tảng để phát triển môi trường cạnh tranh lành mạnh, cái mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nhất hiện nay”, PGS.TS Trần Đình Thiên nói.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cho rằng cần áp dụng hệ thống khuyến khích “thưởng người thắng” thay cho cách điều hành nền kinh tế theo nguyên lý “chọn người thắng”. Sự thay thế này sẽ giúp kích thích tinh thần đua tranh giành thắng một cách đàng hoàng trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
PGS.TS Trần Đình Thiên đặc biệt nhấn mạnh phải đặt việc xây dựng lực lượng doanh nghiệp Việt thành một chương trình, chiến lược hành động quốc gia ưu tiên hàng đầu. Trong đó, việc gây dựng các doanh nghiệp mang tính chất đầu tàu, các "đại bàng" Việt phải là nhiệm vụ mang tính trụ cột, từ đó có tính dẫn dắt, lan tỏa cộng động doanh nghiệp cùng phát triển.
Tin liên quan
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
06:30 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xây dựng thương hiệu Việt vươn tầm thế giới từ giá trị riêng biệt
08:00 | 16/08/2024 Kinh tế
Lựa chọn của người tiêu dùng là động lực để doanh nghiệp chuyển mình
08:15 | 07/08/2024 Kinh tế
Vinamilk góp thêm 1, nhân đôi hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
16:34 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng – Cái Mép đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
13:55 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
16:16 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
06:12 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
23:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EVN, Viettel rút ra bài học kinh nghiệm gì sau bão số 3?
19:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoạt động báo chí có thể được hưởng ưu đãi thuế 15%
08:20 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
19:52 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 366 tỷ USD
16:03 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK triển khai combo “siêu ưu đãi” dành cho doanh nghiệp bảo lãnh
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn năng lượng đồng hành cùng các shipper vào mùa cao điểm
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3: Kiểm nghiệm tretinoin trong mỹ phẩm
16:01 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Vinamilk góp thêm 1, nhân đôi hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Mông Cổ
Mặt hàng dây rút bằng giấy fibre strap phù hợp phân loại vào nhóm 4823
Giấu 2 kg vàng vào ống chân hòng vận chuyển trái phép
Kinh nghiệm phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng trên biên giới Hoành Mô, Quảng Ninh
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics