Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trông đợi nhiều vào doanh nghiệp “đầu tàu”
Vì sao giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao nửa đầu năm? | |
Cơ cấu lại chuỗi sản xuất và logistics ngành thức ăn chăn nuôi | |
Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng đẩy ngành chăn nuôi vào thế khó |
Toàn cảnh họp báo |
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 10,49 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 41,85 triệu USD, giảm 4,5% về lượng, nhưng tăng 3,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Tháng 7/2022, thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan, Bỉ, Mỹ, Lào, Tây Ban Nha…
Phát biểu tại buổi Họp báo thông báo về Triển lãm và Hội thảo Vietstock 2022 (triển lãm quốc tế thương mại hàng đầu Việt Nam về ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và công nghiệp chế biến thịt) do Công ty Dịch vụ Triển lãm SES Việt Nam (thuộc Tập đoàn Informa Markets) tổ chức ngày 14/9, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết: những năm qua, ngành chăn nuôi đã có sự phát triển nhanh chóng.
Sự phát triển của ngành có sự đóng góp lớn của hệ thống khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp. Trong ngành chăn nuôi đã xuất hiện nhiều chuỗi giá trị, thậm chí chuỗi giá trị khép kín của các tập đoàn lớn như Tập đoàn CP, Tập đoàn TH, Tập đoàn Dabaco…
Các doanh nghiệp vừa sản xuất thức ăn chăn nuôi, vừa sản xuất giống, vừa chăn nuôi, giết mổ… Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp đang cố gắng đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, điển hình như xuất khẩu sản phẩm thịt gà, xuất khẩu sữa…
Trả lời câu hỏi của phóng viên Tạp chí Hải quan về cơ hội tăng tốc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, lãnh đạo Cục Chăn nuôi phân tích: trong ngành chăn nuôi đang có xu hướng đầu tư khép kín chuỗi giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn, tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu với các thị trường Việt Nam đã có Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Việt Nam hiện đã ký kết 17 FTA, trong đó có các FTA nổi bật như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA). Điều này tạo ra cơ hội rất lớn cho Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm, trong đó có sản phẩm chăn nuôi.
Đương nhiên, muốn tận dụng tốt cơ hội, thúc đẩy xuất khẩu, sản phẩm chăn nuôi phải đáp ứng các quy định về kiểm dịch động vật. Muốn xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi thường phải có Hiệp định về kiểm dịch động vật giữa Việt Nam và các nước.
“Đồng thời, phải đáp ứng được quy định về chất lượng an toàn thực phẩm và các quy định, yêu cầu về môi trường, phúc lợi động vật trong quá trình chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển”, ông Tống Xuân Chinh nhấn mạnh.
Về yếu tố phúc lợi động vật, ông Chinh dẫn chứng, EU quy định rất chi tiết trong luật là mỗi con gà phải có không gian 8cm đủ để cho gà thò cổ ra mổ thức ăn trên khay. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm gia cầm sang EU, toàn bộ hệ thống chuồng trại đều phải kiểm tra xem có đáp ứng quy định về phúc lợi động vật hay không.
Hiện nay, Luật Thú y đã có quy định đầu tiên về phúc lợi động vật; đồng thời Luật Chăn nuôi cũng có 4 điều quy định liên quan về phúc lợi động vật.
Nhấn mạnh thông thường các doanh nghiệp lớn sản xuất theo chuỗi mới có thể đáp ứng, tận dụng được tiềm năng xuất khẩu, ông Chinh phân tích, ngoài các yếu tố nêu trên, sản phẩm xuất khẩu còn phải cạnh tranh về giá.
Ví dụ, trong xuất khẩu sản phẩm thịt lợn sang Mỹ, giá của Việt Nam hiện nay là gần 3 USD/kg hơi, trong khi đó tại Mỹ giá lợn hơi đang là 1,1 USD/kg. Đây là vấn đề cạnh tranh rất lớn, phải đầu tư rất lớn, hệ thống bài bản mới có thể đáp ứng tiêu chí.
“Tin tưởng rằng với dự đầu tư bài bản của các tập đoàn như Tập đoàn CP, Tập đoàn TH, Tập đoàn Dabaco.., sản phẩm chăn nuôi Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu”, lãnh đạo Cục Chăn nuôi nhấn mạnh.
Ông Tống Xuân Chinh cũng đề cập tới vấn đề thu hút đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 5 năm qua có 81 dự án đầu tư FDI trong lĩnh vực chăn nuôi với tổng vốn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD ở các lĩnh vực khác nhau như: chăn nuôi trực tiếp, giết mổ chế biến, xử lý môi trường.
Trong đó, đầu tư lớn nhất tập trung vào chuỗi chăn nuôi khép kín từ trang trại đến bàn ăn. Đây cũng là xu hướng tất yếu trên thế giới, bởi như vậy các khâu mới có thể bù đắp cho nhau.
Nếu 1 doanh nghiệp không đủ sức để làm tất cả các chuỗi, ông Chinh cho rằng có thể liên kết nhiều doanh nghiệp tạo chuỗi khép kín. Tuy nhiên, nếu liên doanh để khép kín chuỗi giá trị vẫn phải có 1 doanh nghiệp đóng vài trò “đầu tàu”, dẫn dắt, quản lý giám sát toàn bộ chuỗi mới có thể đem lại thành công.
Triển lãm và Hội thảo Vietstock 2022 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TPHCM từ ngày 12 – 14/10/2022; dự kiến sẽ thu hút hơn 10.000 khách mua hàng và chuyên gia là các thành viên trong chuỗi giá trị gồm: chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt tạị Việt Nam và các nước lân cận. Trong 3 ngày triển lãm cũng sẽ diễn ra các hoạt động bên lề như: chương trình hội thảo quốc tế, hội thảo kỹ thuật nhằm mang đến các hoạt động bổ ích, cung cấp kiến thức chuyên sâu cũng như cập nhật các xu hướng mới nhất của ngành chăn nuôi. Ngoài ra, triển lãm còn thiết kế riêng chương trình kết nối doanh nghiệp miễn phí dành cho đơn vị trưng bày và khách mua hàng giao thương tại triển lãm. Triển lãm được kỳ vọng là sự kiện thương mại lớn nhất phục vụ cho ngành công nghiệp chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt hàng đầu tại một trong những thị trường có nền kinh tế phục hồi nhanh nhất khu vực ASEAN. |
Tin liên quan
“Vá” hàng rào kỹ thuật để hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi
08:25 | 20/03/2024 Kinh tế
Xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh để mở ra cơ hội xuất khẩu
08:54 | 07/03/2024 Kinh tế
Nghiên cứu trình Thủ tướng phê bình các địa phương để xảy ra tình trạng buôn lậu lợn
22:18 | 26/01/2024 An ninh XNK
Tây mà là… của ta
06:12 | 29/09/2024 Người quan sát
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu tăng trưởng sau bão, Thủ tướng kêu gọi "mỗi người làm việc bằng hai"
19:28 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
20:17 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
19:26 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hội đàm với Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba
14:34 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuba diễn ra trọng thể
08:15 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
21:29 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III đã vượt mốc 20.000 đồng/lít
15:20 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
15:43 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics