100% gỗ nhập khẩu phải có chứng chỉ để tránh kiện phòng vệ thương mại?
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Bất cập trong kiểm soát nhập khẩu gỗ
Theo Nghị định 102/2020-NĐ-CP (Nghị định 102) ngày 1/9/2020 quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (Nghị định 102), gỗ nhập khẩu vào Việt Nam được coi là rủi ro nếu loài gỗ nằm trong Phụ lục của Công ước CITES, hoặc gỗ nằm trong nhóm IA, IIA thuộc Danh mục các loài thực vật, động vật nguyên cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, hoặc gỗ lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại các quốc gia khai thác.
Nghị định 102 quy định gỗ rủi ro và gỗ được nhập khẩu từ các quốc gia không thuộc vùng địa lý tích cực thì người nhập khẩu (chủ gỗ nhập khẩu) cần hoàn thành Bản kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu (Mẫu số 3, Nghị định 102). Đây là yêu cầu thông tin bổ sung nhằm kiểm soát và giảm rủi ro về nhập khẩu gỗ bất hợp pháp.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), qua khảo sát nắm bắt thông tin tại một số các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ châu Phi trong thời gian gần đây cho thấy việc thực hiện Nghị định 102 đang gặp phải một số khó khăn, do chưa quy định cần phải yêu cầu nộp bổ sung giấy tờ cụ thể nào ở phần C và D nêu tại phụ lục 3 (bao gồm 4 hợp phần thông tin chính mà nhà nhập khẩu cần bổ sung-PV).
Việt Nam là thị trường cung cấp sản phẩm gỗ lớn cho thế giới, kim ngạch xuất khẩu chắc chắn sẽ đạt 15 tỷ USD trong năm 2021, trong đó kim ngạch từ thị trường Hoa Kỳ chiếm trên 50% trong tổng kim ngạch của cả ngành.
Trong khâu xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt đã và đang cam kết tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu như: Quy định EUTR 995, Luật Lacey của Hoa Kỳ; Luật đảm bảo gỗ hợp pháp của Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản,….
Khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường này, các doanh nghiệp của Việt Nam cam kết và cung cấp đầy đủ các bằng chứng về nguồn gốc gỗ sử dụng làm đồ gỗ xuất khẩu.
“Kiểm soát hiệu quả tính hợp pháp của gỗ rủi ro nhập khẩu có vai trò sống còn với ngành gỗ Việt Nam. Không có lý do gì để nguồn gỗ rủi ro với nhiều bất ổn có nguồn gốc từ nhập khẩu luồn sâu vào thị trường nội địa”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest nhấn mạnh.
Hướng tới 100% gỗ nhập khẩu có chứng chỉ
Để giảm rủi ro trong khâu gỗ nguyên liệu nhập khẩu, giúp ngành gỗ tránh được các vụ điều tra của các thị thường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, trong văn bản mới đây gửi Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Viforest đề nghị 2 bộ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu nghiêm chỉnh chấp hành việc hoàn thiện thông tin trong phần C và D theo Mẫu 3 của Nghị định 102.
Ngoài ra, cần cung cấp/khai báo bổ sung tại phần C những loại giấy tờ gồm: Bản photo giấy phép khai thác của đơn vị khai thác, hoặc chứng nhận được phép khai thác lô rừng được cấp cho đơn vị chủ rừng; bản photo Giấy chứng nhận đăng ký là cơ sở chế biến gỗ (nếu là gỗ xẻ); bản photo Visa xuất khẩu (Giấy phép được phép xuất khẩu).
Bên cạnh đó, yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu bổ sung tài liệu, chứng từ giải trình nguồn gốc gỗ theo thông tin “quốc gia nơi khai thác” (mục 12 của phụ lục 3) chứ không theo hướng quốc gia xuất khẩu.
Bởi trong thực tế có thể xảy ra trường hợp nhà xuất khẩu có địa chỉ tại vùng địa lý tích cực, nhưng nhà xuất khẩu này lại kinh doanh gỗ ở vùng địa lý không tích cực, khi làm thủ tục khai báo hải quan, trên tờ khai ghi xuất khẩu vùng địa lý tích cực, điều này dẫn tới tình trạng có thể bị lợi dụng.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, đa phần các đơn vị nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đều yêu cầu sử dụng gỗ từ rừng trồng hoặc gỗ có chứng chỉ.
“Vì vậy, đề nghị trong tương lai, Việt Nam cần hướng tới mục tiêu 100% gỗ nhập khẩu phải có chứng chỉ giống như một số thị trường nhập khẩu thế giới yêu cầu chúng ta xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải đảm bảo 100% là gỗ rừng trồng hoặctừ nguồn gỗ có chứng chỉ”, ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.
Từ góc độ cơ quan Hải quan, ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, ngay từ khi Nghị định 102 có hiệu lực, trong thời gian đầu triển khai là đầu tháng 11/2020, cơ quan Hải quan đã tiếp nhận một số vướng mắc của doanh nghiệp.
Ngay sau đó, Tổng cục Hải quan đã có buổi làm việc với Viforest cùng với Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, đặc biệt là những vướng mắc liên quan đến xác định vùng địa lý tích cực, danh sách các quốc gia được xác định là vùng địa lý tích cực và các vấn đề khác liên quan đến việc kê khai trên các bản kê gỗ như bản kê số 01, 02, 03.
Trong thời gian tới, ngoài cùng các bộ ngành tích cực trong chống gian lận thương mại liên quan đến lợi dụng nguồn gốc xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu gỗ đi các nước, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục đưa ra một số giải pháp để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, đặc biệt là trong xuất khẩu lâm sản nói riêng.
Phụ lục 3 của Nghị định 102 bao gồm 4 hợp phần thông tin chính mà nhà nhập khẩu cần bổ sung, gồm: Phần A là thông tin chung về lô hàng; phần B là mức độ rủi ro của lô hàng nhập khẩu. Phần này quy định rõ nếu gỗ thuộc các loài rủi ro và/hoặc từ vùng địa lý không tích cực, nhà nhập khẩu cần phải bổ sung tài liệu và thông tin. Nếu gỗ nhập khẩu là gỗ rủi ro, nhà nhập khẩu cần hoàn thành phần C. Phần C là tài liệu bổ sung, bao gồm: Chứng chỉ tự nguyện hoặc chứng chỉ quốc gia được Việt Nam công nhận, hoặc Giấy phép hoặc tài liệu chứng minh gỗ được khai thác hợp pháp (hay còn gọi là giấy phép khai thác), hoặc Tài liệu thay thế khác. Cuối cùng phần D là các biện pháp bổ sung của chủ gỗ nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro liên quan đến tính hợp pháp của gỗ theo quy định pháp luật của quốc gia nơi khai thác. |
Tin liên quan
Đưa TPHCM thành trung tâm giao dịch nội, ngoại thất hàng đầu khu vực
15:55 | 27/08/2024 Kinh tế
Kết nối để ngành chế biến gỗ thông minh hơn
20:34 | 20/08/2024 Kinh tế
Ngành Hải quan đẩy mạnh hoạt động kiểm soát gỗ
09:06 | 20/08/2024 An ninh XNK
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%
10:57 | 27/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
09:08 | 24/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8
13:46 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD
13:45 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trong tháng 7
17:06 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc cần đảm bảo những quy định gì?
10:36 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform