Cuối quý 2 trình Thủ tướng Bộ tiêu chí nhập khẩu gỗ hợp pháp
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. |
Việt Nam hiện NK lượng lớn gỗ nhiệt đới hàng năm, song việc kiểm soát tính hợp pháp của gỗ NK còn nhiều bất cập. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này sẽ tác động như thế nào tới XK của toàn ngành, thưa ông?
Chính phủ Việt Nam đã ra Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (Nghị định VNTLAS). Nghị định này đã nêu rõ tính hợp pháp của gỗ yêu cầu cả 2 thị trường là thị trường XK và thị trường nội địa. Tuy nhiên, Nghị định mới được thực thi, chưa được hoàn thiện, đặc biệt là rào cản về gỗ NK. Gỗ XK của Việt Nam nói chung tuân thủ rất tốt vấn đề gỗ hợp pháp. 100% XK gỗ của các DN Việt Nam hiện nay đều là gỗ hợp pháp vì thực hiện theo các tiêu chuẩn của nước NK. Bởi vậy, không có lý do gì Việt Nam lại hạ thấp tiêu chuẩn NK gỗ vào Việt Nam.
Thế giới cũng như rất nhiều tổ chức xã hội của các nước trên thế giới đã đưa ra ý kiến về vấn đề thị trường nội địa Việt Nam đang có sử dụng gỗ bất hợp pháp. Nếu không làm tốt vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả ngành gỗ. Ngành gỗ có thể sẽ phải đối mặt với vấn đề tranh chấp thương mại, áp thuế. Khi đó, sản xuất sẽ đình đốn, phát triển của DN bị gián đoạn, thậm chí việc thực hiện mục tiêu XK của Chính phủ cũng bị ảnh hưởng.
Ông Đào Duy Tám, Trưởng phòng Giám quản 1, Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính): Cơ quan Hải quan nhanh chóng phối hợp, tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp ngành gỗ
Ngay từ khi Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (Nghị định VNTLAS) có hiệu lực, trong thời gian đầu triển khai là đầu tháng 11/2020, cơ quan Hải quan đã tiếp nhận một số vướng mắc của DN. Ngay sau đó, Tổng cục Hải quan đã có buổi làm việc với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cùng với Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho DN, đặc biệt là những vướng mắc liên quan đến xác định vùng địa lý tích cực, danh sách các quốc gia được xác định là vùng địa lý tích cực và các vấn đề khác liên quan đến việc kê khai trên các bản kê gỗ như bản kê số 01, 02, 03. Trong thời gian tới, ngoài cùng các bộ ngành tích cực trong chống gian lận thương mại liên quan đến lợi dụng nguồn gốc xuất xứ của Việt Nam để XK gỗ đi các nước, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục đưa ra một số giải pháp để tạo thuận lợi cho các DN XK nói chung, đặc biệt là trong XK lâm sản nói riêng. Cụ thể, trong XK lâm sản khi thực hiện Nghị định 102/2020/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan sẽ có một số kiến nghị với Tổng cục Lâm nghiệp trong kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; phối hợp với Bộ NN&PTNT trong nghiên cứu, triển khai tiếp hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống một cửa quốc gia trong việc cung cấp các thông tin hỗ trợ DN cũng như tạo điều kiện cho các DN nộp hồ sơ điện tử trên hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia và gửi đến tất cả các cơ quan quản lý nhà nước khác. Khi giải quyết các thủ tục hành chính không yêu cầu DN phải nộp các hồ sơ giấy. Những quy định như vậy nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc của DN với cơ quan quản lý nhà nước. |
Xin ông cho biết, thời gian qua, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã có những động thái thiết thực như thế nào góp phần nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo tính hợp pháp trong NK gỗ nhiệt đới vào Việt Nam?
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã làm rất nhiều việc như gửi công văn cho các nước có vùng địa lý rủi ro cao, đặc biệt là của châu Phi nói chung và quốc gia có lượng gỗ nhiệt đới XK lớn nhất vào Việt Nam là Cameroon. Hiệp hội đã gửi công văn yêu cầu tới Hiệp hội Gỗ Cameroon, Bộ Nông nghiệp Cameroon. Họ đã đưa ra tiêu chí thế nào là gỗ XK hợp pháp vào các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiệp hội cũng đã có làm việc với phía Lào, Campuchia, đồng thời dựa trên tình hình thực tế NK gỗ của Việt Nam, sắp tới Hiệp hội sẽ gửi trình lên Chính phủ Bộ tiêu chí để thực hiện NK gỗ vào Việt Nam chỉ là gỗ hợp pháp.
Tuy nhiên, đây chỉ là một góc độ nhỏ trong các giải pháp để thực hiện phát triển bền vững ngành gỗ. Để thực hiện phát triển gỗ bền vững còn nhiều vấn đề lớn có tính chất dài lâu. Đó là văn hóa trong vấn đề sử dụng sản phẩm gỗ của người dân Việt Nam; bên cạnh đó, vấn đề chi tiêu công của Chính phủ cũng phải đảm bảo là gỗ rừng trồng. Các sản phẩm gỗ XK của Việt Nam phải tuân thủ là gỗ rừng trồng có chứng chỉ…
Ông có thể chia sẻ rõ hơn về nội dung cũng như lộ trình xây dựng Bộ tiêu chí để thực hiện NK gỗ vào Việt Nam chỉ là gỗ hợp pháp mà Hiệp hội dự định trình Chính phủ thời gian tới?
Bộ tiêu chí của Hiệp hội sẽ đưa ra trình Chính phủ và các cơ quan ban ngành trọng tâm dựa trên những tiêu chuẩn gỗ hợp pháp của châu Phi, Cameroon, của Lào, Campuchia. Họ đưa ra bộ tiêu chuẩn, mình dựa vào đó cộng với một phần bộ tiêu chí gỗ XK để xây dựng bộ tiêu chí gỗ NK. Mức độ cao nhất của một bộ tiêu chí gỗ NK hiện nay là bắt buộc gỗ phải có chứng chỉ. Đó là tốt nhất, còn trên thực tế có thể phải triển khai từng bước, hoặc mặt hàng nào, gỗ nào, vùng nào phải có chứng chỉ.
Về lộ trình, sớm nhất cuối quý 2/2021 và muộn nhất là đầu quý 3/2021 hiệp hội sẽ trình bộ tiêu chí này tới Thủ tướng.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm nay
13:31 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
SpaceX muốn cung cấp dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại Việt Nam
21:12 | 06/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể
20:39 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
Hải quan Quảng Ninh sớm hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
Honda Lead 125cc hoàn toàn mới với giá từ 40,3 triệu đồng
Đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tạm ứng, bồi thường thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics