4 đột phá để doanh nghiệp nhà nước trở thành “sếu đầu đàn”
Hiện khoảng 60% nguồn lực xã hội đang tập trung cho DNNN, nhưng hiệu quả của các DNNN lại chưa tương xứng Ảnh minh họa: ST |
60% nguồn lực xã hội đang tập trung cho DNNN
Theo báo cáo của Viện Kinh tế Việt Nam, sau hơn 30 năm thực hiện sắp xếp, đổi mới, tính đến năm 2020, cả nước có khoảng 650 DNNN. Với quá trình đẩy mạnh cổ phần hoá, số lượng DNNN giảm dần, chỉ chiếm khoảng 0,07% số DN cả nước, nhưng đóng góp tới 7% tổng tài sản, 10% tổng vốn các DN trên thị trường và hơn 30% GDP, chưa kể tới đóng góp về lao động, việc làm và vai trò điều tiết, ổn định thị trường khi có bất ổn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng – an ninh.
Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng bảo đảm vai trò của mình trong nền kinh tế, sự phát triển khu vực DNNN đã và đang đặt ra không ít vấn đề như hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của DNNN còn hạn chế, chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. 12 đại dự án “đắp chiếu” là một ví dụ thể hiện rõ sự yếu kém của DN 100% vốn Nhà nước của Việt Nam.
Theo PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện DNNN đóng góp gần 40% GDP, phần còn lại là đóng góp từ DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong khi đó khoảng 60% nguồn lực xã hội đang tập trung cho DNNN. Từ những con số trên có thể thấy rõ, khu vực DNNN sử dụng vốn chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ chế quản trị DN còn chậm đổi mới, không phù hợp với thông lệ, tính công khai, tính minh bạch còn hạn chế, sử dụng vốn trong DNNN còn yếu kém; việc ứng dụng công nghệ tiên tiến còn hạn chế. Thời điểm này, phần lớn DN công nghiệp Việt Nam vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ.
Chưa xứng với tiềm năng
Đồng tình với những quan điểm trên, PGS.TS. Hoàng Văn Hải, Viện trưởng Viện Quản trị kinh doanh (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) lại cho rằng, điểm tắc nghẽn trong cơ chế chính sách phát triển DNNN hiện nay là khung pháp lý thiếu ổn định và không rõ ràng đã kìm hãm đổi mới sáng tạo trong đầu tư phát triển.
Theo ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), một số DNNN quy mô lớn hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế nhưng vẫn chưa thực sự phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh do một số những tồn tại, hạn chế. Hiện nay, một số bộ đang được giao quản lý DNNN nhưng chưa có văn bản quy định cụ thể cơ quan nào có nhiệm vụ quản lý chung đối với hệ thống DNNN. Hệ thống quản lý, giám sát rườm rà bởi nhiều quy định, không theo kịp với yêu cầu thực tiễn, thiếu hiệu lực và kém hiệu quả.
“DNNN còn thiếu tự chủ, điều này cản trở các DNNN tham gia vào đầu tư mạo hiểm, đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của các DN này chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; năng lực cạnh tranh, đặc biệt cạnh tranh quốc tế còn hạn chế. Vấn đề này xuất phát từ việc DNNN chưa phát huy hết tính chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh”, Phó Cục trưởng, Cục Phát triển doanh nghiệp nhấn mạnh.
Phân tích rõ hơn về những mặt còn hạn chế của DNNN, cũng theo ông Nguyễn Đức Trung, trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, hiệu quả hoạt động của DNNN trong lĩnh vực này còn rất hạn chế, đóng góp chủ yếu là từ DN tư nhân và doanh nghiệp FDI. Cụ thể như trong ngành điện tử, 95% kim ngạch xuất khẩu đến từ khối DN FDI. Trong ngành dệt may, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chiếm vị trí quan trọng nhưng chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, tính lan tỏa và giá trị gia tăng không cao, chưa có tác động bền vững đối với môi trường.
Đối với ngành công nghiệp hóa chất, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) chủ yếu tập trung vào hóa chất tiêu dùng, chưa thực sự có nhiều ý nghĩa để thực hiện vai trò dẫn dắt, lan tỏa. Đối với ngành thép, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) khả năng cạnh tranh thấp, chi phí sản xuất cao, năng suất thấp. Đối với ngành cơ khí, DNNN hoạt động cũng còn yếu kém. Đơn cử như, Tổng công ty Cơ khí xây dựng, Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp đều lỗ. Tổng công ty Máy và Thiết bị nông nghiệp (VEAM) hoạt động hiệu quả không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là từ chia lãi liên doanh…
Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Đức Trung, cần có 4 giải pháp đột phá nhằm củng cố và phát triển tập đoàn kinh tế, tổng công ty, những DNNN có thể sẽ trở thành “sếu đầu đàn” trong tương lai.
Thứ nhất, đó là tập trung vào việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới quản lý của chủ sở hữu, tạo điều kiện cho DNNN được hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Thứ hai, mạnh dạn trao quyền hoặc giao nhiệm vụ cho một số DNNN để phát triển các hạ tầng nền tảng để có thể ứng dụng kinh tế chia sẻ, đẩy mạnh phát triển công nghệ số trong tương lai với một số chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ số.
Thứ ba, xác định rõ một cơ quan có nhiệm vụ quản lý chung đối với hệ thống DNNN.
Thứ tư, tạo cơ chế chính sách để Nhà nước hoặc DNNN tham gia phát triển các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, mang tính mới, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và vươn ra thế giới thông qua việc sử dụng nguồn lực của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước hoặc cùng phối hợp với các DNNN khác…
Tin liên quan
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
09:03 | 18/09/2024 Hải quan
Một số doanh nghiệp được bỏ thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
09:16 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Một chạm để thanh toán với thẻ MSB trên Apple Pay
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường minh bạch giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn
08:06 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK: 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm
22:00 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
20:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam ủng hộ 10 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ
14:52 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm 4 khách hàng trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh
11:00 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hãng bay đầu tiên mở bán vé máy bay Tết
08:53 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trà Dr Thanh trao món quà “khủng” cho một người bán hủ tiếu tại Bình Dương
16:19 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:43 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
Một chạm để thanh toán với thẻ MSB trên Apple Pay
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform