50% đơn vị chưa ban hành định mức gây khó cho quản lý tài sản công
Nhìn lại 1 năm triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công | |
Cần quy định cho đầu tư BT rõ ràng hơn, giám sát tốt hơn | |
Muốn mua xe ô tô phục vụ dự án phải xét 3 điều kiện |
Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 16/5/2019. |
Cơ sở pháp lý đã cơ bản đầy đủ
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 21/6/2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Cho đến nay, ngoại trừ nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện các dự án theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT), các văn bản hướng dẫn Luật đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan ban hành đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện.
Đã có 11 bộ, ngành và 62 địa phương ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản công; có 6 bộ, ngành và 15 địa phương ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng; 3 bộ, ngành và 5 địa phương ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức công trình sự nghiệp thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
Để triển khai thi hành luật, Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 26 văn bản, bao gồm: 14 nghị định của Chính phủ, 1 nghị quyết của Chính phủ, 5 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 8 thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính… |
Tuy nhiên, theo ông La Văn Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, một số loại tài sản và lĩnh vực còn thiếu các văn bản quy định chi tiết hoặc không còn phù hợp với Luật nhưng chưa được thay thế, sửa đổi, bổ sung.
Vẫn còn khoảng 50% bộ, ngành, địa phương chưa ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích trụ sở chuyên dùng, công trình sự nghiệp, máy móc, thiết bị chuyên dùng ảnh hưởng tới việc đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và xử lý tài sản. Nguyên nhân chủ yếu do các bộ chuyên ngành như: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chưa ban hành quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo nên các Bộ, ngành, địa phương không có cơ sở để xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Một số bộ, ngành, địa phương chưa ban hành kịp thời các văn bản phân cấp thẩm quyền; trong đó, một số Bộ, ngành, địa phương tiếp tục sử dụng quy định phân cấp đã ban hành trước thời điểm Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực thi hành dễ dẫn đến sai thẩm quyền khi quyết định mua sắm, thuê, sử dụng, xử lý tài sản công, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Bộ Y tế là một trong các đơn vị chậm trễ ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công. Ảnh: internet. |
Để tiếp tục triển khai Luật trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng, ban hành kịp thời tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng để làm cơ sở thực hiện việc giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; rà soát danh mục tài sản mua sắm tập trung của Bộ, ngành, địa phương để thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung, bảo đảm căn cứ pháp lý theo quy định của Luật;...
Ngoài ra, cũng cần khẩn trương ban hành quy định về tài sản có giá trị lớn để phân định thẩm quyền phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý vào mục đích kinh doanh, cho thuê.
Đặc biệt là tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; xử lý kịp thời nghiêm minh theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công. Việc thanh tra, kiểm tra phải thực hiện từ khâu lập dự toán, đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản để phòng ngừa sai phạm; tăng cường công tác giám sát của cộng đồng.
Ông Nguyễn Hữu Quang: |
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Đồng hành cùng ban soạn thảo từ khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công mới bắt đầu dự thảo, ông Nguyễn Hữu Quang – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đánh giá: Đây là văn bản luật hết sức quan trọng, không chỉ bởi vì luật kế thừa và giải quyết các tồn tại của Luật Quản lý tài sản nhà nước 2008, mà còn luật hóa các nội dung mới trong Hiến pháp 2013.
Theo ông Quang, điều này đã đảm bảo tất cả các loại tài sản công đều phải được quản lý chặt chẽ, hiệu quả bằng pháp luật. Việc phân loại rõ ràng tài sản công theo các nhóm quy định trong luật còn đảm bảo việc sử dụng, quản lý tài sản theo các nguyên tắc định sẵn, từ đó, tài sản được sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch; ngăn chặn, đẩy lùi thất thoát, lãng phí, tham nhũng và những hành vi khác xâm phạm tài sản công; khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho việc quản lý nhà nước và là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Nhìn lại 1 năm Luật đi vào thực tiễn, ông Quang cho rằng: Để đảm bảo các quy định của luật được triển khai thực hiện có hiệu quả hơn nữa, Chính phủ, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cần rà soát để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền về phân cấp trong quản lý, sử dụng tài sản công; tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực quản lý, trong đó đặc biệt là tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục.
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, sử dụng tài sản công nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quản lý nhà nước về tài sản công; tăng cường phổ biến, tuyên truyền về quản lý, sử dung tài sản công; thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định.
Tin liên quan
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
19:13 | 13/09/2024 Tài chính
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
08:57 | 14/09/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform