ASEAN đối mặt với “căn bệnh nước phát triển”
ASEAN thúc đẩy định hướng phát triển trong giai đoạn mới Những thách thức đối với ASEAN trong nền kinh tế kỹ thuật số Kết nối trong ASEAN - Chìa khóa của tiến trình phát triển khu vực |
Nhiều nước ASEAN đang đối mặt với thách thức già hóa dân số. |
Cùng với sự phát triển kinh tế, các nước ASEAN đang không ngừng bước trên con đường mà các nước phát triển đã trải qua, đồng thời cũng đang đối diện với những thách thức mới như già hóa dân số và chi tiêu cho an sinh xã hội gia tăng mạnh… Những vấn đề này đã làm tăng thêm rủi ro mắc “căn bệnh nước phát triển” - căn bệnh chủ yếu xuất hiện ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển chín muồi, do tỷ lệ sinh giảm dẫn đến xã hội già hóa, chi tiêu an sinh xã hội không ngừng phình to, các ngành công nghiệp rỗng ruột dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao…, kinh tế xã hội xuất hiện tình trạng tăng trưởng thấp.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) được mệnh danh là câu lạc bộ các nước phát triển, trong đó các nước thành viên đến từ châu Á chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện nay, Indonesia và Thái Lan đang tranh thủ gia nhập, nhưng để đạt được tiêu chuẩn gia nhập, đòi hỏi những nước này phải thay đổi triệt để các quy định pháp luật trong nước và vẫn phải mất thời gian tương đối dài mới có thể chính thức gia nhập. Tuy nhiên, trước khi những nước này bước vào hàng ngũ những nước phát triển, thì “căn bệnh nước phát triển” lại đang áp sát rất nhanh.
Trong kinh tế học có khái niệm “lợi tức dân số”, thông thường đề cập đến giai đoạn cùng với sự tăng lên hàng năm của tỷ lệ dân số trong độ lao động (từ trên 15 tuổi đến dưới 65 tuổi), sẽ thông qua các phương thức khác nhau để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, lợi tức dân số của một nửa các nước thành viên ASEAN được cho là đã kết thúc. Theo dự báo dân số thế giới năm 2022 của Liên hợp quốc, với tư cách là một khu vực riêng biệt, lợi tức dân số của ASEAN đã kết thúc vào năm 2023. Xét từ góc độ các quốc gia, Singapore dẫn đầu vào năm 2010, tiếp đó là các nước Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Malaysia cũng lần lượt kết thúc lợi tức dân số. Indonesia, quốc gia có dân số lớn nhất khu vực này, dự kiến sẽ kết thúc thời kỳ lợi tức dân số vào năm 2029. Chẳng hạn, dân số trong độ tuổi sinh sản của Thái Lan bắt đầu giảm vào năm 2018, khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại. Sự sụt giảm của lực lượng lao động có thể gây nên ảnh hưởng tiêu cực đối với tiêu dùng và đầu tư.
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel Paul R.Krugman đã đăng một bài viết có tựa đề “Huyền thoại kỳ tích châu Á” vào năm 1994, nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của châu Á chỉ dựa vào yếu tố sản xuất, nghĩa là sự mở rộng đầu tư vốn và lao động, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo nếu không có tiến bộ công nghệ và cải thiện tỷ lệ sinh thì sẽ không tăng trưởng bền vững.
Để ứng phó với những thách thức này, các nước ASEAN không chỉ cần tăng cường đầu tư vốn và lực lượng lao động, mà việc nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) cũng là xu thế tất yếu. Đặc biệt, nâng cao TPF cần phải thông qua đổi mới công nghệ, phân bổ nguồn lực hiệu quả cao, giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng lực lượng lao động. Thông qua thu hút công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng suất là chìa khóa để các nước ASEAN tiến tới giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Chính phủ các nước nên thông qua tăng cường đầu tư cho giáo dục và đổi mới công nghệ, thúc đẩy thu hút công nghệ số và AI để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Do vậy, các nước ASEAN cần phải kịp thời thực hiện sự cải cách mang tính chiến lược để tránh hậu quả nghiêm trọng do “căn bệnh nước phát triển” gây nên.
Tin liên quan
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
09:20 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể là thể chế tiếp theo hạ lãi suất
08:36 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics