Bao giờ xử lý dứt điểm những “điểm đen” giao thông tại Hà Nội?
Trong năm 2020, toàn TP Hà Nội đã xóa 8 "điểm đen" ùn tắc, hiện còn tồn tại 26 điểm thường xuyên ùn tắc trong giờ cao điểm. Ảnh: ST |
Đã xóa 8 "điểm đen" ùn tắc
Thực tế cho thấy, nhiều dự án giao thông cấp bách trên địa bàn TP Hà Nội được triển khai thời gian qua theo cơ chế đặc thù nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông đã phát huy hiệu quả, như các dự án mở rộng và xây dựng: Cầu Trung Tự và nút giao Phạm Ngọc Thạch; cầu vượt Ô Đông Mác - đê Nguyễn Khoái; cầu vượt nút giao An Dương Vương - đường Thanh Niên; cầu vượt nút giao Cổ Linh… Tuy nhiên, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông chỉ là một trong các nhóm giải pháp giảm ùn tắc giao thông.
Thực hiện Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2016-2020, thành phố đã tăng cường tuyên truyền, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; điều chỉnh, tổ chức giao thông phù hợp với điều kiện hạ tầng và lưu lượng phương tiện tại từng thời điểm nhằm tối ưu hóa khả năng thông qua; cấm xe taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi trên một số tuyến đường vào giờ cao điểm... Các công trình trọng điểm trước khi thi công đều được các sở, ngành thẩm định, phê duyệt phương án tổ chức giao thông nhằm tránh xáo trộn và hạn chế ùn tắc…
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, từ năm 2016 đến nay đã xử lý được 63 điểm ùn tắc giao thông (phát sinh 49 điểm), đạt yêu cầu chỉ tiêu đến cuối năm 2020 giảm tối thiểu 40 điểm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, các dự án khớp nối hạ tầng giao thông có vai trò giảm thiểu ùn tắc giao thông còn chậm triển khai do thiếu nguồn lực về vốn. Nhiều dự án chưa hoàn thành đúng tiến độ do chậm trong công tác giải phóng mặt bằng, từ đó ảnh hưởng đến mục tiêu chung giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để sản xuất, kinh doanh gây cản trở giao thông còn diễn biến phức tạp; việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý điều hành giao thông còn chậm…
Trong năm 2020, toàn TP Hà Nội đã xóa 8 "điểm đen" ùn tắc, hiện còn tồn tại 26 điểm thường xuyên ùn tắc trong giờ cao điểm. Trong đó, có 33 điểm chuyển tiếp năm 2019 và 1 điểm phát sinh trong quý 1/2020 tại nút giao đường 70 với đường bao quanh Khu tưởng niệm doanh nhân Chu Văn An.
Mỗi năm xóa 8-10 điểm ùn tắc giao thông
Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện, theo chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đặt mục tiêu mỗi năm xóa 8-10 điểm ùn tắc giao thông, hạn chế các điểm phát sinh mới. Trong đó, tập trung triển khai đồng bộ 6 nhóm giải pháp gồm: huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đảm bảo kết nối đồng bộ các tuyến vành đai, các trục hướng tâm, các cầu qua sông và các tuyến có tính liên vùng, các công trình cấp bách giải quyết ùn tắc giao thông. Đây là nhóm giải pháp cơ bản có tính bền vững và lâu dài.
Tăng cường công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông hợp lý, phù hợp tình hình thực tế giao thông phát huy tối đa hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông hiện có (đây là nhóm giải pháp thường xuyên).
Nhóm giải pháp tiếp theo nhằm phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng, giảm phương tiện giao thông cá nhân là phát triển đồng bộ các loại hình vận tải hành khách công cộng như tuyến đường sắt đô thị số 2A, 3.1; đầu tư tuyến đường sắt số 2 (đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo), tuyến số 5 (Văn Cao-Hòa Lạc) và tuyến 3.2 đoạn Ga Hà Nội-Hoàng Mai.
Một giải pháp nữa mang tính đột phá là ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành giao thông; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý điều hành giao thông và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Nhóm giải pháp căn bản, lâu dài, đảm bảo ATGT bền vững là nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự ATGT; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho người tham gia giao thông và xây dựng văn hóa giao thông, chú trọng đưa chương trình giáo dục về ATGT vào trong hệ thống giáo dục ngay từ các cấp học đầu tiên. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải góp phần nâng cao hiệu quả răn đe các hành vi vi phạm, nâng cao ý thức người tham gia giao thông.
Đáng chú ý, theo quy hoạch đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 318km để kết nối đến các đô thị vệ tinh và vùng ven. Hiện tại, hai tuyến đường sắt đang thi công và sớm đưa vào hoạt động nhanh nhất chính là tuyến số 2 (đoạn 2A, Cát Linh-Hà Đông) và tuyến số 3 (đoạn Nhổn-ga Hà Nội).
Tính đến hết tháng 11/2020, liên ngành Giao thông vận tải và Công an TP Hà Nội đã xử lý được 8/34 điểm ùn tắc. Cụ thể: Khu vực Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng; Trần Quốc Hoàn - Phạm Văn Đồng; Châu Văn Liêm - Lê Quang Đạo; ngã ba Ngọc Hồi - Phan Trọng Tuệ; Minh Khai - Ngõ gốc Đề; Trường Chinh (Tôn Thất Tùng - Ngã Tư Sở); Điểm quay đầu 158 Phạm Văn Đồng; Hồ Tùng Mậu - Lê Hữu Thọ. |
Tin liên quan
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội tiếp tục báo động lũ cấp 1 trên sông Đà, cấp 2 trên sông Hồng
19:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
Một chạm để thanh toán với thẻ MSB trên Apple Pay
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform