Bảo hộ SHTT: Các DN nước ngoài đang lấn át
Tuy nhiên, có một thực tế các DN nước ngoài đang lấn át DN trong nước về đăng ký bảo hộ SHTT. Nguyên nhân là do có nhiều DN còn thờ ơ với việc đăng ký sang chế cũng như bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu của mình.
Thưa ông, hiện nay hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến SHTT của Việt Nam tương đối hoàn chỉnh, tạo thuận lợi cho việc bảo hộ ở các lĩnh vực như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp…. Hiện có hiện tượng DN trong nước thờ ơ với việc bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài, theo ông nguyên nhân của việc này là gì?
Cho đến nay, đã có khoảng 7.306 đơn đăng ký sáng chế liên quan đến dược phẩm được nộp (chiếm khoảng 21,7% tổng lượng đơn đã nộp về SHTT); trong đó có 189 đơn được nộp bởi chủ đơn Việt Nam (chiếm khoảng 2,6% lượng đơn liên quan đến dược phẩm). Đã có khoảng 1.925 bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích liên quan đến dược phẩm được cấp (chiếm khoảng 18,2% tổng lượng bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích đã cấp); trong đó có 71 bằng được cấp cho chủ bằng Việt Nam (chiểm khoảng 3,7% lượng đơn liên quan đến dược phẩm).
Đúng như vậy, tôi đơn cử trong lĩnh vực dược phẩm. Trước năm 1995, lượng đơn đăng ký sáng chế liên quan đến dược phẩm là thấp (32 đơn), chủ yếu được nộp bởi các tổ chức và cá nhân trong nước. Phần lớn đơn liên quan đến thuốc có nguồn gốc y học cổ truyền.
Sau đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự kiện Việt Nam gia nhập Hiệp ước hợp tác về sáng chế (PCT) vào năm 1993, lượng đơn đăng ký sáng chế liên quan đến dược phẩm tăng mạnh. Tuy nhiên, lượng đơn được nộp chủ yếu bởi các công ty dược nước ngoài.
Cho đến nay, đã có khoảng 7.306 đơn đăng ký sáng chế liên quan đến dược phẩm được nộp (chiếm khoảng 21,7% tổng lượng đơn đã nộp về SHTT); trong đó có 189 đơn được nộp bởi chủ đơn Việt Nam (chiếm khoảng 2,6% lượng đơn liên quan đến dược phẩm). Đã có khoảng 1.925 bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích liên quan đến dược phẩm được cấp (chiếm khoảng 18,2% tổng lượng bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích đã cấp); trong đó có 71 bằng được cấp cho chủ bằng Việt Nam (chiểm khoảng 3,7% lượng đơn liên quan đến dược phẩm).
Một số DN cho rằng, hiện nay việc theo đuổi đơn sáng chế, đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại Việt Nam mất quá nhiều thời gian và chi phí. Thực tế có rất ít đơn được thẩm định xong trong thời hạn luật định, thậm chí một số đơn liên quan đến sáng chế thời gian thẩm định quá 5 năm vẫn chưa có kết luận cuối cùng, thưa ông?
Tôi cho rằng, một trong những khó khăn hiện nay lại liên quan đến việc mất cân đối đang ngày càng tăng giữa số lượng đơn nộp với số lượng thẩm định viên, điều này đã gây sự quá tải đối với các bộ phận chuyên môn ở Cục SHTT. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho thời hạn thẩm định đơn bị kéo dài. Nhưng sự quá tải bởi số lượng đơn với nhân lực của Cục SHTT không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà khó khăn chung của nhiều cơ quan sáng chế khác trên thế giới.
Vì thế tiến tới chúng ta phải áp dụng kinh nghiệm ở một số quốc gia như sử dụng kết quả thẩm định của các cơ quan thẩm định đơn quốc tế IPEA và các cơ quan sáng chế nước ngoài có hệ thống sáng chế gần gũi với Việt Nam.
Còn về mức phí của Việt Nam hoàn toàn thấp, theo qui định phí nộp đơn chỉ mất 1 triệu đồng nhằm khuyến khích người nộp đơn sáng chế cũng như phù hợp với các điều ước quốc tế vì không phân biệt đối xử đối với người nộp đơn trong nước và người nộp đơn nước ngoài.
Hiện, tình trạng vi phạm SHTT đang xảy ra tràn lan tại Việt Nam. Nguyên nhân là do chế tài xử phạt trong lĩnh vực này còn thấp, chưa hiệu quả. Ông bình luận về vấn đề này như thế nào?
Hiện chúng ta có đầy đủ chế tài để xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực SHTT. Chế tài xử phạt với mức cao nhất là 500 triệu đồng.
Ngoài ra, DN và cá nhân vi phạm sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm đến 3 tháng; Buộc loại bỏ, tiêu hủy yếu tố vi phạm; tiêu hủy hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ đối với hàng quá cảnh... Thu hồi về ngân sách số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi xâm phạm mà có.
Tuy nhiên, đối với các nước trên thế giới hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, có phương tiện và nhân lực nên việc xử lý các vi phạm SHTT và thiết lập quyền sẽ đơn giản hơn. Tôi lấy ví dụ tại cơ quan xử lý vi phạm của Mỹ, họ có ngân sách dành cho việc này lên tới hàng tỷ USD trong khi đó ngân sách của Việt Nam chỉ chiếm con số rất khiêm tốn.
Mặt khác, trong việc thực thi quyền, một số nước lập ra tòa án riêng, các thẩm phán được đào tạo rất chuyên nghiệp, có đầy đủ kiến thức về luật pháp như Luật về SHTT nói riêng và kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể về các khía cạnh sai phạm. Ví dụ như thẩm phán chuyên về công nghệ thông tin để giải quyết các vụ việc tranh chấp liên quan lĩnh vực này hay thẩm phán có chuyên môn về hóa dược để giải quyết các vụ liên quan đến SHTT liên quan đến bản quyền về dược phẩm..
Tiến tới, chúng ta phải nghiên cứu sửa đổi một số qui định như: Thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học- Công nghệ có quyền hạn trong xử lý các vi phạm SHTT nhưng họ lại không có quyền kiểm tra các kho xưởng sản xuất; công an có quyền kiểm tra kho nhưng lại không có quyền kiểm tra và xử lý các vấn đề SHTT...
Xin cảm ơn ông!
Thu Hằng (Thực hiện)
Tin liên quan
Một số doanh nghiệp được bỏ thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
09:16 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường minh bạch giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn
08:06 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK: 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm
22:00 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
20:24 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
20:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam ủng hộ 10 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ
14:52 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm 4 khách hàng trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh
11:00 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hãng bay đầu tiên mở bán vé máy bay Tết
08:53 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trà Dr Thanh trao món quà “khủng” cho một người bán hủ tiếu tại Bình Dương
16:19 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:43 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị TW 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
Một số doanh nghiệp được bỏ thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform