Bảo vệ môi trường
Việc bảo vệ môi trường với hai tình huống: Chủ động kiểm soát, xử lý ô nhiễm trong các hoạt động kinh tế- đời sống và việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp, bất ngờ. Với vụ cá biển chết- một tình huống bất ngờ, chính Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã thừa nhận, việc điều phối, triển khai xử lý với sự việc còn lúng túng, chưa khoa học, chậm chạp và chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân và công luận.
Một vụ việc bất ngờ, phức tạp, lần đầu tiên diễn ra ở Việt Nam thì việc lúng túng có phần dễ hiểu nhưng việc chủ động bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - đời sống chúng ta đã làm tốt chưa?
Nhìn thẳng thực tế, việc bảo vệ môi trường đang bộc lộ nhiều yếu kém và những hệ quả của nó đang tác động trực tiếp đến thành quả phát triển kinh tế cũng như chất lượng cuộc sống của mỗi người dân. Chỉ cần gõ cụm từ “gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” trên trang tìm kiếm Google, chúng ta thấy hàng loạt vụ việc gây ô nhiễm lớn diễn ra ở mọi miền đất nước. Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ lẻ, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở vùng miền núi gây ô nhiễm môi trường, ngay cả các khu công nghiệp tập trung được cho là có sự quản lý chặt chẽ hơn cũng còn nhiều hoạt động gây ô nhiễm chưa được kiểm soát. Theo một báo cáo gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có 24% số khu công nghiệp trên tổng số 297 khu (chưa đầu tư hoặc đã đầu tư) nhưng chưa hoàn thành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, tỷ lệ này với các cụm công nghiệp thì còn ở mức cao hơn nhiều. Len lỏi các khu dân cư là hàng loạt làng nghề sản xuất gây ô nhiễm nhưng hầu hết trong số này đều là phát triển sản xuất tự phát mà không được áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm đất, nước, không khí... Còn báo cáo của ngành Tài nguyên Môi trường những năm gần đây liên tục cảnh báo việc ô nhiễm của các con sông. Chất lượng nước tại các con sông đang diễn biến phức tạp, bị suy thoái nhiều nơi, nhất là tại các đoạn sông chảy qua đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. 3 lưu vực sông có vấn đề nổi cộm nhất về tình trạng ô nhiễm môi trường nước gồm Sông Cầu, sông Nhuệ- sông Đáy, sông Đồng Nai. Các nghiên cứu cũng nêu rõ nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm kịp thời thì trong tương lai, nguồn nước các con sông này không thể sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt.
Bên cạnh việc thiếu chấp hành quy định pháp luật của cơ sở gây hại cho môi trường thì việc buông lỏng, tiếp tay của cơ quan quản lý hữu quan cũng là yếu tố quan trọng làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng hơn. Đã không ít những vụ việc dù cơ quan chức năng đã kiểm tra, đã được cảnh báo vi phạm nhưng đơn vị xả thải vẫn ngang nhiên vi phạm một thời gian dài...
Phát triển kinh tế sẽ không tránh khỏi những tác động đến môi trường, tuy nhiên, đây không phải là việc loại trừ được cái này, mất cái kia mà phải đảm bảo cả tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Bởi nếu để môi trường bị xâm hại thì chi phí phải trả cho việc xử lý hệ quả ở môi trường và sức khỏe con người là rất lớn, thậm chí có hệ quả phải xử lý trong nhiều thập kỷ. Ở mức độ nào đó, sẽ không quá khi cho rằng gây hại môi trường còn là hành vi phá hoại nền kinh tế nếu trường hợp nguyên nhân cá chết ở miền Trung được xác định do xả thải từ doanh nghiệp nào đó như nghi ngờ từ dư luận.
Bảo vệ môi trường giờ đây không chỉ là bảo vệ cảnh quan, bảo vệ sức khỏe người dân mà đó còn là bảo vệ nền kinh tế, ổn định xã hội và sự trường tồn của đất nước.
Tin liên quan
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu: Yêu cầu kê khai chi tiết nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
Giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh
EuroCham: Dù còn trở ngại, các kế hoạch mở rộng kinh doanh vẫn đầy tiềm năng
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics