Biến đổi khí hậu và câu hỏi về trách nhiệm lịch sử tại COP28
Tổng thư ký LHQ cam kết cùng lãnh đạo thế giới ứng phó biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu thách thức các Chính phủ và doanh nghiệp |
UAE đăng cai tổ chức Hội nghị COP28 . |
Câu hỏi này đã trở thành tâm điểm chú ý trong các cuộc đàm phán về khí hậu trong tuần này giữa Mỹ và Trung Quốc, nơi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tìm cách thức hợp tác với nhau về các vấn đề từ triển khai năng lượng tái tạo đến tài chính khí hậu trước hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ) năm nay, COP28, tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Trong cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry cho biết hai bên sẽ tiếp tục thảo luận về tài chính khí hậu trong 4 tháng tới, trước khi hội nghị COP28 khai mạc vào ngày 30/11 tới.
Về phần mình, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhấn mạnh rằng các nước phát triển nên thực hiện các cam kết tài chính khí hậu chưa hoàn thành và đi đầu trong việc giảm khí thải. Ông Lý còn đề nghị các nước đang phát triển có thể đóng góp “trong khả năng của họ”.
Thỏa thuận tài trợ khí hậu của LHQ dựa trên nguyên tắc rằng các nước giàu có trách nhiệm lớn hơn trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu, bởi vì họ đã đóng góp phần lớn lượng khí thải CO2 làm nóng hành tinh kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Lượng khí thải CO2 trong lịch sử của Mỹ lớn hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác, nhưng Trung Quốc ngày nay là nước thải CO2 lớn nhất thế giới xét về mức độ ô nhiễm được tạo ra mỗi năm.
Các nước sẽ phải đối mặt với câu hỏi về trách nhiệm lịch sử tại COP28, khi họ đặt mục tiêu thành lập một quỹ mới để bồi thường cho các quốc gia dễ bị tổn thương về thiệt hại đã phải gánh chịu trong các thảm họa thiên nhiên do khí hậu gây ra. EU đã từ bỏ sự phản kháng kéo dài nhiều năm đối với quỹ đó vào năm ngoái, nhưng với điều kiện là một nhóm các nước lớn hơn phải bỏ tiền vào đó. Các nước vẫn chưa quyết định ai sẽ đóng góp. Mỹ đã thận trọng trong việc thực hiện các khoản thanh toán có thể bị coi là bồi thường cho biến đổi khí hậu.
Một số nước không bị buộc phải đóng góp cho quỹ khí hậu của LHQ đã làm như vậy, bao gồm cả Hàn Quốc và Qatar. Những nước khác đã bắt đầu chuyển viện trợ thông qua các kênh khác.
Theo tổ chức nghiên cứu E3G, Trung Quốc đã ra mắt quỹ Hợp tác Khí hậu Nam-Nam vào năm 2015 để giúp các nước kém phát triển nhất giải quyết các vấn đề về khí hậu và cho đến nay đã cung cấp khoảng 10% trong số 3,1 tỷ USD đã cam kết. Đó là một phần nhỏ trong số hàng trăm tỷ USD mà Bắc Kinh đang chi cho Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, hỗ trợ các dự án bao gồm đường ống dẫn dầu và cảng.
Những thỏa thuận như vậy cho phép các quốc gia đóng góp mà không bị ràng buộc nghĩa vụ, mặc dù nếu được thực hiện bên ngoài quỹ của LHQ, họ có thể phải đối mặt với các tiêu chí báo cáo công khai ít nghiêm ngặt hơn - khiến việc theo dõi tiền đi đâu và trả bao nhiêu trở nên khó khăn hơn.
Một số nước dễ bị tổn thương, thất vọng với tình hình tài chính yếu kém cho đến nay, đang tìm kiếm các nguồn tiền mặt mới. Sáng kiến Bridgetown do Barbados lãnh đạo đang thúc đẩy cải tổ các ngân hàng phát triển đa phương để họ có thể hỗ trợ nhiều hơn cho các dự án khí hậu. Các nước khác đang ủng hộ một khoản thuế CO2 toàn cầu đối với vận chuyển để gây quỹ.
Tin liên quan
Khai mạc Khóa họp lần thứ 56 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
08:33 | 19/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn ODA của Hàn Quốc năm 2024 dự kiến tăng lên mức lớn nhất từ trước đến nay
08:46 | 15/04/2024 Nhìn ra thế giới
Việt Nam – ADB đẩy mạnh hợp tác triển khai các dự án ứng phó biến đổi khí hậu
21:48 | 22/02/2024 Tài chính
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform