Bộ Công Thương sẽ sàng lọc nhà đầu tư nước ngoài bán hàng đa cấp?
Doanh nghiệp giảm nhưng doanh thu bán hàng đa cấp vùn vụt tăng | |
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp hợp pháp giảm 30% | |
Loạt dự án có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép: Người dân không nên tham gia |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Có kinh nghiệm 3 năm
Theo báo cáo của Chính phủ về thực hiện các nghị quyết của Chính phủ trong lĩnh vực Công Thương, so với con số 67 doanh nghiệp năm 2016 thì đến tháng 9/2020 chỉ còn 21 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đang hoạt động hợp pháp; 46 doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận hoặc tự chấm dứt hoạt động vì kém hiệu quả, giảm 68%.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu đăng ký mới. Từ năm 2018 đến nay, có gần 20 doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đến Bộ Công Thương. Trong đó đáng chú ý, hơn 2/3 là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bộ Công Thương đánh giá, việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào thị trường Việt Nam là tín hiệu tốt về mặt thu hút đầu tư. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực kinh doanh theo phương thức đa cấp cần có những đánh giá nhất định.
Một số quốc gia có cơ chế chọn lọc doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các điều kiện nhằm đảm bảo mức độ tín nhiệm nhất định. Ví dụ, Trung Quốc yêu cầu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký bán hàng đa cấp ở nước này phải có ít nhất 3 năm hoạt động bán hàng đa cấp ở một quốc gia khác.
Pháp luật Việt Nam hiện nay đã quy định một số điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nhưng chưa có quy định có tính chất sàng lọc tín nhiệm như trên. Do đó, cần xem xét bổ sung để đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ các doanh nghiệp bất chính, tín nhiệm kém tham gia vào thị trường, gây tổn hại về vật chất và tinh thần cho người dân.
Mới đây, Bộ Công Thương đã gửi văn bản lấy ý kiến hàng loạt đơn vị về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Theo đó, Bộ Công Thương đang muốn bổ sung quy định nhà đầu tư nước ngoài đăng ký bán hàng đa cấp phải có ít nhất 3 năm hoạt động bán hàng đa cấp ở một quốc gia khác, giống như Trung Quốc đang làm.
Phương thức này giúp cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn gia nhập thị trường Việt Nam.
Song, phương án này cũng có mặt tiêu cực. Đó là khiến doanh nghiệp mới thành lập hoặc còn ít kinh nghiệm hoạt động bán hàng đa cấp khó khăn trong việc gia nhập thị trường Việt Nam. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đưa ra phương án giữ nguyên như hiện nay.
Sau cùng, Bộ Công Thương vẫn muốn lựa chọn thêm quy định cho nhà đầu tư nước ngoài như nêu trên nhằm “sàng lọc tốt hơn doanh nghiệp gia nhập vào ngành bán hàng đa cấp ở Việt Nam, giảm nguy cơ gây thiệt hại về kinh tế đối với người dân Việt Nam”.
Không cần có chi nhánh tại địa phương
Báo cáo của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết chất vấn của Quốc hội trong lĩnh vực Công Thương cho thấy, gần đây, hoạt động kinh doanh đa cấp không phép, biến tướng, lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo, trục lợi thông qua các hình thức đầu tư như hoạt động đầu tư tiền vào các dự án tài chính, tiền ảo, ví điện tử… đã xuất hiện và có xu hướng gia tăng.
Bộ Công Thương nhận thấy việc quản lý các hoạt động này là rất khó khăn vì các đối tượng hoạt động truyền miệng hoặc thông qua các hội nhóm kín qua mạng xã hội nên việc tiếp cận để thu thập thông tin, chứng cứ để xử lý rất hạn chế.
Theo Bộ này, để làm tốt công tác quản lý cần sự vào cuộc của không chỉ Bộ Công Thương mà còn cần có sự vào cuộc của các bộ, ngành liên quan như: Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…
Ngoài ra, một số địa phương phản ánh quy định hiện hành không yêu cầu doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc cơ sở kinh doanh tại địa phương nên công tác giám sát ở địa phương chưa thực sự hiệu quả. Vấn đề này xuất phát từ bản chất truyền miệng, không có địa điểm kinh doanh cố định của hoạt động bán hàng đa cấp.
Tuy vậy, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, Bộ Công Thương vẫn giữ nguyên quy định như hiện nay là doanh nghiệp đa cấp chỉ phải cử người đại diện tại địa phương có hoạt động bán hàng, nhưng đưa ra các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với người đại diện nhằm đảm bảo hiệu quả của vai trò đại diện.
Lý giải được Bộ này đưa ra là, việc không yêu cầu doanh nghiệp đa cấp phải có chi nhánh tại địa phương đó là lo ngại “tạo gánh nặng chi phí tài chính rất lớn và bất hợp lý cho doanh nghiệp đa cấp”.
Các doanh nghiệp cho rằng để duy trì người đại diện tại các địa phương, mỗi năm doanh nghiệp tiêu tốn 2 tỷ đồng. Khi thành lập chi nhánh, số lượng nhân sự tăng nhiều lần, doanh nghiệp phải mất thêm chi phí thuê địa điểm, vận hành bộ máy.
Mặc dù số lượng doanh nghiệp và số lượng người tham gia giảm, doanh thu của ngành bán hàng đa cấp lại có xu hướng gia tăng. Giai đoạn 2016 – 2017 doanh thu toàn ngành đạt khoảng 8.000 tỷ đồng/năm; năm 2018 đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng/năm. Tổng doanh thu bán hàng đa cấp năm 2019 của các doanh nghiệp đạt khoảng 12.575 tỷ đồng, tăng hơn 1.793 tỷ đồng (tăng 16%) so với năm 2018 và tăng 4.247 tỷ đồng (tăng 35%) so với năm 2017. Tính đến hết tháng 6 năm 2020, tổng doanh thu bán hàng đa cấp trên toàn thị trường đạt khoảng 6.776 tỷ đồng, bằng 54% doanh thu của năm 2019, tăng 17% so với tổng doanh thu cùng kỳ của ngành năm 2019. |
Tin liên quan
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Tăng phòng thủ trước cuộc “đuổi bắt” lừa đảo lĩnh vực tài chính - ngân hàng
14:15 | 06/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
18:49 | 06/10/2024 Kinh tế
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
15:15 | 06/10/2024 Kinh tế
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
09:03 | 06/10/2024 Kinh tế
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng
Hải quan Dinh Bà phối hợp bắt đối tượng ôm hơn 4 kg ma túy bơi từ Campuchia về Việt Nam
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics