Tăng phòng thủ trước cuộc “đuổi bắt” lừa đảo lĩnh vực tài chính - ngân hàng
Các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng liên tục biến đổi và phức tạp. Ảnh minh hoạ: ST |
Liên tục xuất hiện thủ đoạn mới
Một thủ đoạn quen thuộc của các đối tượng lừa đảo là đánh vào lòng tham của người dân. Theo đó, các đối tượng lừa đảo tạo lập các sàn chứng khoán, đa cấp, tiền ảo… với những lời quảng cáo phần trăm lợi nhuận cao, dễ dàng kiếm tiền, sau đó cho nạn nhân chơi thử, thu được lợi nhuận lớn rồi càng sinh lòng tham, liên tục nạp tiền. Sau khi “vỗ béo” con mồi thành công, các đối tượng sẽ lấy nhiều lý do để không thể rút được tiền ra mà phải đóng thêm nhiều khoản phí, sau đó khoá tài khoản, đánh sập sàn giao dịch rồi ôm tiền đi mất.
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), người dân cần trang bị cho bản thân những kỹ năng nhận biết và phòng tránh lừa đảo mạo danh; lừa đảo giả mạo website. Khi nhận được những đường link lạ, người dùng cần kiểm tra địa chỉ URL, đảm bảo rằng địa chỉ URL của trang web là chính xác và sử dụng giao thức https. Đồng thời, kiểm tra chứng chỉ bảo mật, xác minh tính chính thống của website, chỉ truy cập các dịch vụ và thông tin qua các kênh chính thức được công nhận. Không nhấp vào liên kết hoặc email nghi ngờ. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số chứng minh nhân dân, mã số thuế, hoặc thông tin tài chính trên các trang web không rõ nguồn gốc. Sử dụng các công cụ bảo mật để cảnh báo và chặn các trang web giả mạo. Nếu sập bẫy đối tượng hoặc nghi ngờ bản thân gặp phải trường hợp lừa đảo, người dùng cần báo cáo vụ lừa đảo cho cơ quan Công an và các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Mới đây, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đã ra mắt Phần mềm phòng chống lừa đảo nTrust. Đây là ứng dụng hoàn toàn miễn phí, sử dụng cho điện thoại thông minh, giúp phát hiện các dấu hiệu lừa đảo thông qua kiểm tra số điện thoại, số tài khoản, đường dẫn trang web (link) và mã QR. |
Trường hợp ngày 19/7/2024, BHXH Việt Nam nhận được thông tin từ BHXH tỉnh Bình Dương về việc có một văn bản giả mạo BHXH Việt Nam được gửi đến một trường tiểu học thuộc tỉnh Bình Dương qua email. Văn bản giả mạo này đã yêu cầu hủy sổ bảo hiểm, thẻ y tế và chuyển đổi số đồng loạt sang ứng dụng VssID 4.0 bằng căn cước công dân gắn chíp; đồng thời yêu cầu BHXH các tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện cập nhật mới ứng dụng VssID 4.0.
Trước thông tin trên, BHXH Việt Nam khẳng định, văn bản với nội dung nêu trên là giả mạo nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, tiếp đó sẽ đánh cắp tài khoản cá nhân, gây thiệt hại về tài chính của người dân, ảnh hưởng đến uy tín của ngành BHXH.
Cũng mới đây, thông tin từ Tổng cục Thuế cho biết đã nhận được nhiều phản ánh về tình trạng các đối tượng lừa đảo đã sử dụng một số thủ đoạn công nghệ, kỹ thuật để mạo danh công chức thuế, cơ quan Thuế, lừa đảo đánh cắp, chiếm đoạt thông tin, tài sản của người nộp thuế. Thậm chí, các đối tượng còn giả mạo tin nhắn SMS brandname của Tổng cục Thuế để phát tán tin nhắn giả, cung cấp các đường link và hướng dẫn giả mạo để chiếm quyền điều khiển điện thoại/máy tính chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng...
Trước đó, các đối tượng lừa đảo còn giả danh là nhân viên sân bay, hải quan… yêu cầu phải nộp tiền thông quan để nhận quà tặng rồi chiếm đoạt. Cùng với đó là hàng loạt thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo đã liên tục thay đổi kịch bản, cập nhật theo đúng xu hướng trong đời sống của người dân, nhất là những động thái về chuyển đổi số của các cơ quan quản lý, từ đó thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Công nghệ đi trước và đẩy mạnh truyền thông
Theo báo cáo mới đây của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), thực hiện công tác kiểm tra, rà soát an toàn thông tin trên không gian mạng, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận 124.928 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức. Riêng trong tháng 6 đã xuất hiện thêm 68 website giả mạo thương hiệu của các cơ quan, tổ chức để lừa đảo người dùng được phát hiện. Đáng chú ý, trong số này có 28 website giả mạo ngân hàng, 2 website giả mạo trang thông tin điện tử của BHXH Việt Nam và 1 trang giả mạo website của Thanh tra Chính phủ.
Theo cơ quan này, các đối tượng sử dụng website giả mạo của cơ quan chức năng, các tổ chức tài chính – ngân hàng, các sàn thương mại điện tử, các công ty lớn... để lừa đảo, gây thiệt hại cho người dân trên không gian mạng, đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của chính cơ quan, tổ chức bị giả mạo.
Báo cáo của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2023 tổng số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt trên mạng khoảng 8.000-10.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2022. Thống kê của đơn vị này còn cho thấy, 91% vụ lừa đảo liên quan đến lĩnh vực tài chính, 73% người dùng thiết bị di động, mạng xã hội… thường xuyên nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, Cổng Cảnh báo an toàn thông tin mạng Việt Nam đã tiếp nhận hơn 8.200 phản ánh về trường hợp lừa đảo trực tuyến do người dùng gửi đến.
Theo các chuyên gia, các đối tượng lừa đảo đã liên tục cập nhật về kịch bản, công nghệ trong lừa đảo thì các tổ chức, doanh nghiệp cũng phải lên kế hoạch ứng phó tương tự, thậm chí phải đi trước một bước. Chẳng hạn, để ngăn chặn dòng tiền lừa đảo luân chuyển qua các tài khoản không chính chủ, mới đây, ngành Ngân hàng đã yêu cầu thực hiện xác thực sinh trắc học với những khoản tiền trên 10 triệu đồng và tổng số tiền hơn 20 triệu đồng một ngày. Đồng thời có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng dùng ảnh chụp hay video giả mạo khuôn mặt (deepfake) để qua mặt ngân hàng khi chuyển tiền.
Cập nhật đến ngày 23/7, ông Lê Văn Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết đã làm sạch được 26,5 triệu tài khoản khách hàng, qua đó đảm bảo các giao dịch thanh toán, ngăn chặn các giao dịch nghi ngờ gian lận giả mạo, lừa đảo. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc xác thực sinh trắc học sẽ chấm dứt tình trạng mở tài khoản bằng giấy tờ giả và loại bỏ các tài khoản sử dụng giấy tờ giả, loại bỏ tài khoản không chính chủ, giải quyết căn cơ những vấn đề tồn tại liên quan đến an toàn bảo mật.
Tuy nhiên, cũng về vấn đề này, ông Lưu Danh Đức, Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối Công nghệ thông tin, Ngân hàng SHB nhấn mạnh, hiện các giao dịch trên kênh số bùng nổ nên kéo theo xu hướng tấn công nhiều hơn vào khách hàng và thiết bị của người dùng. Do vậy, để triệt để xử lý gốc rễ vấn đề lừa đảo trên mạng thì công tác truyền thông, giáo dục tới khách hàng phải được thực hiện mạnh mẽ, đa kênh và hiệu quả hơn nữa để người dân nâng cao ý thức cảnh giác. Đồng thời cần sớm xây dựng quy định, quy trình, cơ chế phối hợp giữa Bộ Công an, NHNN, các ngân hàng thương mại, trung gian thanh toán nhằm kịp thời ngăn chặn hoạt động chuyển tiền của tội phạm.
Vì thế, các ngân hàng cho biết đã xây dựng hệ thống phòng thủ, mã hoá dữ liệu để ngăn ngừa tấn công mạng... Đồng thời, các tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng và cơ quan chức năng cũng liên tục cảnh báo mạnh mẽ tới khách hàng qua đa dạng kênh truyền thông về các hình thức lừa đảo và biện pháp phòng tránh… Vấn đề này cho thấy, phòng lừa đảo trên không gian mạng cần có sự vào cuộc của các bộ, ngành, cũng như phải tăng cường đầu tư công nghệ, hoàn thiện bộ công cụ nhận diện lừa đảo trực tuyến và kiến thức kỹ năng phòng, chống lừa đảo cho người dân.
Tin liên quan
Sự cố VNDirect bị hacker tấn công là lời nhắc nhở về bảo mật thông tin
09:47 | 30/03/2024 Chứng khoán
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc làm việc với nguyên Phó Thủ tướng Đức Philipp Rosler
20:24 | 19/03/2024 Tài chính
Sẽ đề xuất thành lập Tổ công tác liên ngành nghiên cứu về tiền ảo
22:06 | 05/10/2023 Chứng khoán
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững
08:10 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
18:48 | 05/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ
20:35 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bắt đầu dự Hội nghị Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp
08:57 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ireland
08:56 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Giá xăng dầu giảm đồng loạt, sâu nhất là xăng E5RON92
15:19 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá
14:36 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kiên quyết phản đối hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với tàu cá Việt Nam
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ireland Michael Higgins
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
20:41 | 02/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics