Bỏ đi cái xấu, đón nhận cái mới để lễ hội ý nghĩa hơn
Tuy nhiên, lễ hội ở nhiều nơi đang có những biến tướng làm bớt phần ý nghĩa truyền thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với GS. Hoàng Chương (ảnh), Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam xoay quanh nội dung làm gì để lễ hội của chúng ta trở nên ý nghĩa và giàu bản sắc hơn.
Vì sao lễ hội dân tộc ngày nay lại có những biến tướng, mất đi phần nào tinh hoa dân tộc, thưa ông?
Lễ hội hiện nay bị biến tướng, mất dần bản sắc, ý nghĩa tâm linh, sự thiêng liêng của đền, chùa vì “thương mại hóa”. Nếu như trước đây, người dân đi lễ hội vì vui chơi, vì cầu nguyện những mong ước cho năm mới đủ đầy, thì nay, họ tranh giành tài lộc, nhét tiền vào tượng Phật, cúng bái những mâm cơm, mâm ngũ quả thật lớn… với mục đích mong cho họ kiếm được nhiều tiền, được thăng quan tiến chức...
Bên cạnh sự “thương mại hóa” trong văn hóa tham dự lễ hội của người dân, một số ban quản lý lễ hội, ban quản lý địa phương cũng coi đây là dịp để kiếm tiền, để ganh đua lễ hội nào to, đông quan khách.
Có thể thấy, lễ hội nếu không chấn chỉnh được những hành động trên thì không những gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn dân sinh, ô nhiễm môi trường… mà còn ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa lễ hội đặc sắc, lâu đời của dân tộc.
Vậy để lưu giữ được những nét đẹp truyền thống chúng ta cần có biện pháp nào?
Trên thực tế, không chỉ Việt Nam có nhiều lễ hội đặc sắc mà nhiều nước trên thế giới cũng có, như Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha… Tuy nhiên, họ đã giữ nguyên được những gì vốn có trong lễ hội để vừa thu hút khách thập phương, vừa đảm bảo văn hóa truyền thống cho địa phương, đất nước.
Ở nước ta, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra nhiều quy chế để chấn chỉnh, quản lý hoạt động lễ hội, tuy nhiên, những quy định này lại không được cấp dưới thực hiện đầy đủ. Chính vì thế, những nhà chức trách phải có trách nhiệm hơn nữa, phải đứng ra thực hiện, chỉ đạo cụ thể chứ không buông xuôi cho cấp dưới làm. Các địa phương dù nghèo cũng không nên vì mục đích kiếm tiền mà lợi dụng lễ hội, phải làm sao để lễ hội giữ nguyên nét đẹp mà vẫn thu hút.
Nhưng quan trọng vẫn là ý thức mỗi người, nhất là với giới trẻ với lối sống liều lĩnh, thực dụng, không coi trọng văn hóa dân tộc. Đặc biệt, đây là thời điểm mà Việt Nam hội nhập nhanh với thế giới, nên “xu thế khủng hoảng tư tưởng văn hóa” càng mạnh mẽ hơn. Do vậy, việc chấn chỉnh, giáo dục ý thức con người về văn hóa lễ hội là điều cần thiết.
Bên cạnh những giải pháp trên, theo ông, lễ hội cũng cần có những thay đổi như thế nào cho phù hợp với đời sống hiện đại?
Chính Bác Hồ đã từng nói “phục hồi cái tốt, bỏ cái xấu”, tức là phục hồi văn hóa truyền thống, là tinh hoa dân tộc, bỏ đi yếu tố lạc hậu. Vì thế, vấn đề là phải nhận thức được cái gì là lạc hậu, cần loại bỏ.
Tiêu biểu như lễ hội đâm trâu và chém lợn. Tại sao giữa không khí hân hoan của lễ hội mà lại thực hiện những hành động dã man với con vật như vậy? Thế giới đã lên án, vậy thì, với điều kiện, nhận thức của con người trong thời đại ngày nay thì đó là lạc hậu, cần gạt bỏ.
Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nhưng ứng xử như thế nào cho phù hợp mới là điều cần quan tâm. Việt Nam đang cố gắng phát triển cùng thế giới, vì vậy, việc chọn lọc, tiếp thu văn hóa của nhân loại để làm giàu cho văn hóa của Việt Nam là điều cần thiết. Bỏ đi cái xấu, đón nhận cái mới sẽ giúp lễ hội trở nên phù hợp hơn, để lễ hội truyền thống của Việt Nam thực sự trở thành “viên ngọc” thu hút không chỉ người dân trong nước mà cả du khách quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Xuất khẩu rau quả liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới
Bàn giải pháp phát triển hợp đồng điện tử an toàn
Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
Tạm giữ ô tô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics