Bộ Tài chính: Tìm giải pháp ổn định nguồn cung để giảm giá xăng dầu
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tại phiên chất vấn các vấn đề về tài chính ngày 8/6. Ảnh: Quochoi.vn. |
Ổn định cung cầu để giảm giá xăng dầu
Tại phiên chất vấn sáng ngày 8/6, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương đã bày tỏ sự quan tâm đến việc giá xăng dầu trên thị trường thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và hiện đang đứng ở mức cao. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ quan điểm của Bộ Tài chính về các ý kiến đề nghị cần tiếp tục có các biện pháp giảm các khoản thuế xăng dầu để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp trong thời gian này.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, mặc dù giá xăng dầu trong nước đang ở mức khá cao nhưng so với các nước láng giềng xung quanh Việt Nam thì giá xăng dầu của Lào cao hơn nước ta 10.000-11.000 đồng/lít; Campuchia cao hơn nước ra 2.000-3.000 đồng/lít.
Trước tình trạng giá xăng dầu Việt Nam lên cao, vấn đề đặt ra là có giảm thuế hay không thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giảm 50% thuế bảo vệ môi trường để giảm giá xăng dầu. Việc này đã khiến ngân sách nhà nước giảm thu 24.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng chia sẻ, hiện xăng dầu chịu các loại thuế là: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Việc có giảm thuế tiêu thụ đặc biệt hay không thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Bộ Tài chính sẽ đánh giá tác động để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội xem xét có giảm thuế xăng dầu để giảm giá.
Bộ trưởng Bộ Tài chính nhận định, muốn bình ổn giá xăng dầu, bên cạnh các biện pháp giảm thuế thì cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bởi nếu giảm thuế để giảm giá thì sẽ dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu sang các nước láng giềng, vô hình trung là dòng tiền của chúng ta lại chạy sang nước ngoài.
Mặt khác, giá xăng cũng không chỉ phụ thuộc vào thuế mà còn phụ thuộc vào cả các quan hệ cung cầu. Theo đó, Bộ Tài chính sẽ làm việc với Bộ Công Thương để tìm thêm các nguồn cung xăng dầu khác chứ không chỉ nhập khẩu tại Singapore như hiện nay.
Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh sản xuất xăng dầu trong nước bởi hiện nay nhu cầu của cả nước là khoảng 21 triệu tấn/năm, trong khi trong nước chỉ mới sản xuất được 11 triệu tấn/năm. Hiện công suất của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn còn thấp và cần phải tìm giải pháp đẩy mạnh trong thời gian tới.
Cũng tại phiên chất vấn, chia sẻ rõ hơn về ý kiến "không nên can thiệp quá nhiều vào giá mặt hàng xăng dầu mà để giá tăng - giảm theo hướng tự nhiên theo thế giới" của đại biểu Nguyễn Văn Thân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, mặt hàng xăng dầu là mặt hàng bình ổn giá, do Nhà nước kiểm soát, do vậy đến một lúc nào đó, Nhà nước phải can thiệp vào để giảm giá xăng dầu. Giảm được giá xăng dầu có rất nhiều lợi ích như: giảm giá thành sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, thúc đẩy sức cạnh tranh, thúc đẩy vấn đề giải quyết được lao động và từ đó sẽ có tích lũy cho nền kinh tế. Từ đó, Bộ Tài chính lại thu được thuế thông qua tăng giá trị gia tăng của nền kinh tế, thu nhập doanh nghiệp và các mặt hàng khác. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, muốn giảm giá xăng dầu đến mức nào thì còn phải đánh giá tác động.
Nhiều giải pháp để chống lạm phát
Tại phiên chất vấn, Đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng, hiện nay, trên thế giới, lạm phát đang tăng nhanh. Trong khi đó, nước ta nhập khẩu nhiều mặt hàng, giá xăng cũng tăng cao dễ dẫn đến nhập khẩu lạm phát. Đặc biệt, việc giải ngân gói hỗ trợ cũng sẽ gây áp lực lạm phát. Đại biểu mong muốn được lắng nghe giải pháp của Bộ Tài chính để kiềm chế lạm phát.
Trước ý kiến của Đại biểu Hoàng Văn Cường, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, vấn đề hết sức "nóng" trong giai đoạn hiện nay chính là kiềm chế lạm phát. Hiện lạm phát ở Mỹ đang ở mức 8,3%, lạm phát ở châu Âu ở mức 8%, Singapore là 5,4%, Hàn Quốc là 4,8%, Thái Lan cũng đã là 4,6%... Trong khi đó, hiện chỉ số lạm phát ở nước ta đang là 2,25% (mục tiêu Quốc hội đề ra cho cả năm 2022 là 4%).
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Điều này khiến cho giá nguyên vật liệu nước ngoài tăng thì giá trong nước cũng tăng theo như: xăng dầu, phân bón, thép... Nhưng một điều khá may mắn là nước ta đã tự chủ được mặt hàng lương thực, thực phẩm - mặt hàng chiếm tới 40% tổng lượng hàng hóa. Bộ trưởng nhận định, đây chính là thời điểm vàng để nước ra bứt phá phát triển về sản xuất tiêu dùng trong nước. "Nếu chúng ta lợi dụng hay tận dụng được cơ hội này để kiến tạo, phát triển thì chắc chắn chúng ta sẽ bật lên bởi vì các nước bây giờ áp lực lạm phát rất cao", Bộ trưởng nói.
Bàn về các giải pháp, Bộ trưởng cho biết, thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, giải pháp khác là thúc đẩy cho doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy cho hộ kinh doanh phát triển và đảm bảo được an sinh xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế, đột phá vào cơ sở hạ tầng và chuyển đổi số.
"Cốt lõi của nền kinh tế không hẳn chỉ có chính sách tài khóa và tiền tệ, mà cơ bản các chính sách đấy phải hướng đến doanh nghiệp và người dân. Người dân và doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có thu nhập, GDP tăng lên, nộp ngân sách tăng lên, giải quyết được việc làm và cuộc sống tốt thì sẽ giúp giữ vững được chính sách tài khóa tiền tệ, kể cả chính sách về thị trường chứng khoán. Cho nên mọi thủ tục hành chính cũng như các hạ tầng, chuyển đổi số và các tiến bộ khoa học kỹ thuật và mọi điều kiện khác cho doanh nghiệp, người dân để sản xuất, kinh doanh một cách có hiệu quả thì phải là giải pháp căn cốt nhất để chống lạm phát một cách tốt nhất", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định.
Ngoài ra, cũng cần tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung; tiếp tục theo dõi sát tình hình kinh tế và lạm phát thế giới, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược; trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tổng hợp, phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản, phương án ứng phó đối với từng mặt hàng trong trường hợp các hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao để điều hành sản xuất trong nước, cân đối và điều hành cung cầu, bình ổn giá phù hợp.
Tin liên quan
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
19:13 | 13/09/2024 Tài chính
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị TW 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị TW 10
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
Một số doanh nghiệp được bỏ thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform