Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Quản lý tài sản công chặt chẽ theo tiêu chuẩn và định mức
“Số đẹp” vẫn là đề tài tranh luận sôi nổi
Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV, sáng 29/5, Quốc hội họp tại Hội trường, cho ý kiến đối với dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).
Dự thảo Luật nhận được nhiều quan tâm, góp ý của đại biểu. Tổng số có 35 ý kiến đăng ký phát biểu, trong khuôn khổ làm việc buổi sáng đã có 19 đại biểu trực tiếp tham gia góp ý. Đa số đại biểu bày tỏ cơ bản đồng tình đối với dự thảo Luật và tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời đề nghị Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này.
Tuy nhiên, để các quy định đảm bảo chặt chẽ hơn nữa, để Luật thực sự đi vào cuộc sống, các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp tục bổ sung, hoàn thiện làm rõ một số vấn đề cụ thể.
Trong đó, vấn đề liên quan đến quy định như thế nào về kho số đẹp trong quy định về tài sản công tiếp tục nhận được nhiều ý kiến khác nhau của đại biểu.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị cần quy định tất cả biển số (xe ô tô, xe gắn máy) là tài sản công. “Việc giải thích biển số đẹp hay không sẽ để sau này dựa vào nhu cầu xã hội và các văn bản dưới luật quy định. Theo tôi vì là tài sản công nên biển số được xem là đẹp là biển số được đa số đồng tình khi chúng ta thực hiện khảo sát.
Từng nhóm số đẹp sẽ được phân ra để đấu giá hoặc định giá tùy thuộc vào tính khả thi trong thực hiện, còn các số được cấp theo yêu cầu của chủ phương tiện không thuộc nhóm số đẹp sẽ được quy định một mức giá cụ thể, ví dụ như 20 triệu đồng/biển”- đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị.
Tuy nhiên, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) và Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) có ý kiến khác và đề nghị cần cân nhắc nội dung này vì số người bỏ tiền ra mua biển số đẹp có thể không nhiều như dự tính, mặt khác việc quản lý với biển số đẹp sẽ được thực hiện thế nào khi người dân đã bỏ tiền ra mua, trở thành tài sản của người dân và sau này không có nhu cầu sử dụng và cần chuyển nhượng?
Quy định chặt chẽ sử dụng ô tô biếu, tặng
Báo cáo giải trình nhanh một số vấn đề được đại biểu Quốc hội đặt ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Quá trình hoàn thiện dự thảo, cơ quan soạn thảo đã tiến hành rà soát gần 90 bộ luật, luật về dân sự kinh tế, trong đó có 50 bộ luật và luật liên quan đến Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và đã có báo cáo rà soát.
“Tuy nhiên, qua ý kiến đồng ý hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát như ý kiến của đại biểu Phạm Văn Tuân đoàn Thái Bình nói về xung đột với Luật Kiểm toán nhà nước về khái niệm và phân loại tài sản”- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Về một số vấn đề cụ thể, Bộ trưởng cho biết: Việc sử dụng xe ô tô và các tài sản khác do tổ chức, cá nhân biếu tặng không đúng mục đích, tiêu chuẩn và định mức chế độ quy định. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong việc quản lý tài sản công tại cơ quan tổ chức, đơn vị là phải tuân thủ theo tiêu chuẩn và định mức. Vì vậy Ban soạn thảo thống nhất với việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình và đề nghị bổ sung vào Điều 11 của dự thảo Luật là cấm sử dụng xe ô tô, các loại tài sản khác, do các tổ chức, cá nhân đổi, tặng không đúng mục đích, không đúng tiêu chuẩn và định mức chế độ và sử dụng cho cá nhân.
Về thẩm quyền quyết định trong quản lý sử dụng tài sản công, các loại tài sản công, Bộ trưởng cho rằng, việc giao cho Chính phủ phân cấp thẩm quyền quyết định về mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, bán, chuyển nhượng, thanh lý, tiêu hủy, ghi giảm tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại cho thuê liên doanh, liên kết... nhằm tạo sự chủ động trong điều hành, phù hợp với chính sách trong từng thời kỳ là cần thiết.
Một nội dung quan trọng khác được Bộ trưởng đề cập là, việc quản lý khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Luật Quản lý tài sản nhà nước năm 2008 đã phân định chế độ quản lý sử dụng giữa cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công. Tài sản tại cơ quan nhà nước nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước. Tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tạo ra dịch vụ công cung cấp cho xã hội và dự thảo luật lần này kế thừa quan điểm này.
Vì vậy cần phải làm rõ chế độ quản lý sử dụng khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, đối với cơ quan quản lý nhà nước, tài sản công tại cơ quan nhà nước chủ yếu là tài sản phục vụ công tác quản lý nhà nước. Vì vậy, cần phải đảm bảo việc quản lý sử dụng, tiết kiệm đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức và tuyệt đối không được sử dụng để cho thuê kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết để đảm bảo tính nghiêm minh và tách bạch chức năng quản lý, nhất là trụ sở làm việc, phương tiện đi lại và trang thiết bị...
Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết: Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại Tổ ngày 31/10/2016 và tại Hội trường ngày 10/11/2016; ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách ngày 4/4/2017 về Dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) để trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3. |
Tin liên quan
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
21:07 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
15:11 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
Hải quan Bình Dương: Mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp có sự cải thiện
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
Tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform