Bốn sở đặc thù có thể sáp nhập hoặc không thành lập
Dự thảo nghị định lần này có nhiều điểm mới về cơ cấu của sở, khung số lượng các sở sau khi sắp xếp, hay số lượng cấp phó, số lượng biên chế tối thiểu khi thành lập phòng...
Liên quan đến cơ cấu tổ chức, theo Người phát ngôn Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Thành, đối với 17 sở đang tổ chức thống nhất trong cả nước như hiện nay được chia thành ba nhóm. Trong đó, nhóm đầu tiên là các sở được tổ chức thống nhất trên phạm vi cả nước, bao gồm 7 sở: Nội vụ, Tư pháp, TN&MT, LĐTB&XH, Y tế, Thanh tra, Văn phòng UBND tỉnh. Riêng đối với Văn phòng UBND cấp tỉnh, nếu thực hiện thí điểm hợp nhất với Văn phòng HĐND và Văn phòng Đoàn ĐBQH thành một văn phòng tham mưu, giúp việc chung thì sẽ đổi tên thành Văn phòng chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Đối với nhóm thứ hai, các sở được quy định theo hướng giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc hợp nhất, kèm theo điều chỉnh về tên gọi. Còn nhóm ba là các sở được quy định theo hướng giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập. Như vậy, ngoài 7 sở, ngành chung thống nhất kể trên, tới đây các địa phương sẽ được trao quyền tự chủ trong việc giữ ổn định, hay sáp nhập các sở.
Đối với bốn sở đặc thù, không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương gồm: Sở Quy hoạch - Kiến trúc thuộc UBND thành phố Hà Nội, TP HCM và 3 sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành thành lập là Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, thì sẽ giao UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập.
Về khung số lượng các sở sau khi sắp xếp, Bộ Nội vụ cũng đưa ra 2 phương án. Trong đó phương án đầu tiên sẽ quy định tổng số lượng sở sau khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập, bảo đảm tổng số lượng sở sau khi sắp xếp không vượt quá số lượng sở hiện có. Còn phương án thứ hai, quy định tổng số lượng sở sau khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập, bảo đảm số lượng sở tối đa của từng địa phương theo phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Chấm dứt “lạm phát” lãnh đạo
Dự thảo cũng đưa ra quy định về tiêu chí thành lập các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của sở và số lượng cấp phó của sở và các tổ chức bên trong của sở, khung số lượng biên chế tối thiểu để thành lập phòng, có thể là từ 7 người trở lên.
Trao đổi với PV, Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức Trương Hải Long cho biết, vấn đề số lượng cấp phó hoặc bổ nhiệm lãnh đạo không đúng quy định, Thủ tướng đã chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành địa phương rà soát, giải quyết dứt điểm và không có đặc thù. Đến 1/7 sẽ không còn đơn vị nào thực hiện không đúng các quy định về số lượng cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan đơn vị. Sau thời hạn trên, nếu phát hiện còn đơn vị nào vi phạm, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo Thủ tướng.
Lý giải thêm về việc này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, lâu nay chúng ta không quy định biên chế tối thiểu trong một phòng, một vụ là bao nhiêu mà chỉ quy định số lượng cấp trưởng, cấp phó không quá bao nhiêu, nên phát sinh tình trạng tỉ lệ lãnh đạo cao, không hợp với thực tiễn.
Có thể cắt giảm 50% bộ máy trung gian
Nhấn mạnh đến sự cần thiết phải sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng, chúng ta đang đứng trước quá nhiều sức ép, buộc phải cải cách bộ máy, trong đó có sức ép rất lớn về chi tiêu ngân sách, và riêng chi tiêu nuôi bộ máy hiện rất lớn với khoảng 70%. Chính vì vậy, theo ông Vân, cần có một cuộc “chưng cất”, cắt bỏ những tầng nấc trung gian, loại khỏi bộ máy những cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Nếu như làm tốt điều này, theo tính toán của ông Lê Thanh Vân, chí ít cũng giảm được một nửa, vì hiện bộ máy trung gian của ta ước chiếm gần 50%.
Tin liên quan
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
Một số doanh nghiệp được bỏ thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform