Bóng ma nạn đói đang ngày càng hiện hữu
Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang ngày càng trầm trọng. |
Đây con số báo động về những hậu quả nghiêm trọng của cuộc xung đột Nga-Ukraine đối với hai vựa lương thực của nhân loại. Một số chuyên gia lo ngại về viễn cảnh cơn sốt lúa mỳ sẽ lan sang thị trường gạo thế giới.
Trong phiên giao dịch ngày 16/5, giá lúa mỳ tăng cao kỷ lục lên ngưỡng 450 USD/tấn. Đây là hậu quả trực tiếp sau khi Ấn Độ thông báo ngừng xuất khẩu để bảo đảm nhu cầu tiêu thụ nội địa cho 1,4 tỷ dân.
Là quốc gia sản xuất lúa mỳ lớn thứ hai trên thế giới, với sản lượng khoảng 110 triệu tấn một năm, nhưng cho tới nay Ấn Độ không phải nguồn cung cấp chính loại ngũ cốc này ra thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng tại Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cộng đồng quốc tế trông chờ vào sản lượng của Ấn Độ để lấp đi một phần chỗ trống mà Ukraine để lại.
Mặc dù vậy, ưu tiên của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là kiềm toả lạm phát và bảo đảm an ninh lương thực cho quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới. Tuyên bố của quốc gia Nam Á vào lúc giá lúa mỳ đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái càng "đổ thêm dầu vào lửa" và đang tạo ra một sự hoảng loạn trên thị trường nông phẩm quốc tế. Đó là một thị trường đang đứng trước ít nhất ba thách thức, bao gồm dư âm từ cuộc khủng hoảng y tế do Covid-19, tình trạng hạn hán tại châu Âu và châu Mỹ - hai nguồn cung ứng quan trọng trên thế giới, và căng thẳng Nga-Ukraine khiến hai vựa lương thực của nhân loại rơi vào vòng xoáy khủng hoảng.
Nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Laurence Boone lo ngại những tính toán này sẽ đẩy một phần nhân loại đến khủng hoảng lương thực và nạn đói càng có nguy cơ hoành hành. Bắc Phi và Trung Đông lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu lúa mỳ của Nga và Ukraine. Mặc dù các nhà sản xuất khác trên thế giới có thể tăng diện tích trồng trọt, bù đắp phần nào chỗ trống mà Nga và Ukraine để lại như dỡ bỏ một số quy định về luật canh tác để gia tăng sản xuất. Tuy nhiên, chính sách ngừng xuất khẩu để ưu tiên bảo đảm nhu cầu tiêu thụ nội địa sẽ đẩy một phần nhân loại vào cảnh đói kém.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang ngày một nghiêm trọng, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết đang tăng cường tiếp xúc chặt chẽ với Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong nỗ lực khôi phục hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine. Theo ông, các tác động phức tạp về an ninh, kinh tế và tài chính của cuộc khủng hoảng hiện nay đòi hỏi thiện chí giải quyết của tất cả các bên.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo với tình trạng lạm phát lên mức cao nhất trong nhiều thập niên, các hộ gia đình dễ bị tổn thương ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình có nguy cơ mất an ninh lương thực nghiêm trọng, kéo theo ổn xã hội và bạo lực. Bà nhấn mạnh nhìn từ cuộc khủng hoảng lương thực 2007-2008, bài học kinh nghiệm rút ra là cộng đồng quốc tế cần hành động phối hợp nhịp nhàng và nhanh chóng để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực bằng cách duy trì thương mại mở, hỗ trợ các hộ gia đình dễ bị tổn thương, đảm bảo nguồn cung nông sản và giải quyết các áp lực về tài chính.
Tin liên quan
Thế giới trước bài toàn an ninh lương thực
06:36 | 07/04/2024 Nhìn ra thế giới
Nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực toàn cầu: Nguyên nhân do đâu?
09:22 | 07/08/2023 Nhìn ra thế giới
Làn sóng các nước cấm xuất khẩu lương thực có thể gây ra hiệu ứng domino
15:07 | 01/07/2022 Xuất nhập khẩu
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics