Châu Âu đối mặt với bóng ma khủng hoảng di cư mới
‘Hành trình’ Afghanistan của 4 đời Tổng thống Mỹ | |
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc họp phiên đặc biệt về Afghanistan | |
Nguyên nhân “bóng ma” Covid-19 trở lại châu Á |
Người dân Afghanistan chầu chực tại sân bay Kabul để chờ được giải cứu. |
Trên thực tế, không phải EU mà chính Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đứng ra điều phối các hoạt động giải cứu tại thủ đô Afghanistan. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết: “Các nước đồng minh đang làm việc không mệt mỏi để duy trì hoạt động tại sân bay Kabul. Khoảng 800 người làm việc cho NATO vẫn đảm bảo các chức năng quan trọng, bao gồm không lưu, quản lý nhiên liệu và thông tin liên lạc bên cạnh các binh sĩ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pháp và những nước khác có mặt tại đó”. Tuy nhiên, vẫn còn câu hỏi đặt ra cho số phận của những nhân viên người Afghanistan còn kẹt lại "Vương quốc Hồi giáo Afghanistan" - như những chủ nhân mới tại Kabul đã đổi tên - và của những người muốn chạy trốn khỏi nơi này. Tất nhiên, mọi ánh mắt đều đổ dồn về Brussels và nhìn chung, người ta đều được nghe những giọng điệu ủng hộ.
Trong một tuyên bố chung với 40 quốc gia khác, đã có 25 thành viên EU bày tỏ sự "sẵn sàng giúp đỡ" người dân Afghanistan, những người "xứng đáng được sống trong an toàn, an ninh và phẩm giá". Tuy nhiên, báo chí EU khẳng định thông điệp này "không phải là lời mời người dân Afghanistan đến với châu Âu". Thực chất nó không che đậy được nỗi lo sợ trong tâm can các nước châu Âu: lo sợ nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng di cư có thể xảy ra trong tương lai cận kề.
Nước Pháp cho rằng "bối cảnh cực kỳ tồi tệ ở Kabul đòi hỏi phải có sự phối hợp của châu Âu", đồng thời nhấn mạnh các nước phải có "trách nhiệm lường trước các làn sóng di cư có thể xảy ra". Rõ ràng châu Âu từ chối để xảy ra tình trạng tương tự như năm 2015-2016, khi 2,6 triệu người Syria và Iraq tìm cách tị nạn ở châu Âu.
Chuyên gia thuộc Viện quan hệ quốc tế Pháp (IFRI) Mathieu Tardis nhận định nỗi sợ hãi của EU phần nhiều là do các thành viên không thể thống nhất với nhau trong vấn đề cải cách chính sách tị nạn và di cư của liên minh, cũng như chưa thể điều chỉnh khả năng tiếp nhận của mình. Hơn nữa, những chia rẽ năm 2016 vẫn chưa được giải quyết và không ai muốn khơi lại vấn đề này.
Vì vậy, không quốc gia nào muốn mở biên giới. Điều này đặc biệt đúng đối với các quốc gia thuộc tuyến đầu phải bất đắc dĩ nghênh đón những dòng người di cư. Bộ trưởng Bộ Di trú Hy Lạp Notis Mitarachi đã kêu gọi EU cần đưa ra một chính sách ứng phó chung và tuyên bố thẳng thừng: “Chúng tôi sẽ không và không thể là cửa ngõ vào châu Âu cho những người tị nạn và di cư cố tìm cách đến EU”.
Tuy vậy, vẫn có những ý kiến khẳng định cánh cửa đón tiếp không đóng lại hoàn toàn đối với những người di cư. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết: “Trong lần thứ hai, chúng tôi có thể suy nghĩ xem liệu những người đặc biệt dễ bị tổn thương có thể đến châu Âu một cách có kiểm soát và có sự hỗ trợ hay không”.
Brussels hy vọng sẽ thuyết phục được các quốc gia thành viên tăng số địa điểm tái định cư cho những người Afghanistan đang tìm kiếm sự bảo vệ của quốc tế. Tuy nhiên, trọng tâm hiện nay là tiến hành các hoạt động trợ giúp dưới hình thức viện trợ nhân đạo. Mục đích là trước tiên phải đưa sự hỗ trợ này đến được Afghanistan, trong khi EU kêu gọi Taliban cho phép tiếp cận các nhân viên cứu trợ bản địa. Và trên hết, hoạt động hỗ trợ cũng phải được đưa đến các quốc gia láng giềng sẽ chào đón người tị nạn, đặc biệt là Iran, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, ngoài lời nói, cho đến nay vẫn chưa có bất cứ quyết định chính thức nào được đưa ra.
Tin liên quan
Khủng hoảng di cư "rình rập" các nước phát triển
08:00 | 08/05/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ tái khẳng định quan điểm đánh giá Taliban dựa trên hành động
09:15 | 11/10/2021 Nhìn ra thế giới
Liên hợp quốc: Khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng ở Afghanistan
09:17 | 07/10/2021 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics