Các nền kinh tế châu Á cần tăng cường hợp tác để chữa lành "vết sẹo" do COVID-19
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN |
Trước đó, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng các nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3) đã củng cố mạng lưới an toàn tài chính khu vực với Thỏa thuận Đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai sửa đổi (CMIM), có hiệu lực vào ngày 31/3. CMIM được các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của ASEAN+3 và Cơ quan Quản lý tiền tệ của Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) ký kết. Theo một tuyên bố của Ngân hàng Trung ương Thái Lan, thỏa thuận này cho phép sử dụng đồng nội tệ của các nước trên cùng đồng USD để cung cấp tài chính cho CMIM với quy mô cam kết lên tới 240 tỷ USD.
Trao đổi với báo giới, bà Chayawadee nêu rõ: "Chúng ta vốn đã có nền tảng hợp tác bền vững trong lĩnh vực thương mại và tài chính, chỉ cần thúc đẩy điều đó tiến lên phía trước". Bà cho hay nếu coi dự trữ ngoại tệ của mỗi quốc gia là "tuyến phòng thủ đầu tiên" chống lại rủi ro tài chính, thì CMIM là "tuyến phòng thủ thứ hai" cần thiết đối với khu vực. Bà nhấn mạnh việc sửa đổi CMIM được hoàn tất vào "thời điểm hoàn hảo" để đảm bảo sự an toàn cần thiết trong giai đoạn khó khăn này.
Cũng theo bà Chayawadee, sự khác biệt trong lộ trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và tốc độ tiêm chủng giữa các nước có thể tạo ra những điều kiện tài chính không đồng đều và kéo theo những biến động cũng như làn sóng thoái vốn từ các thị trường mới nổi. Mặc dù lưu ý thoái vốn có thể là một rủi ro phổ biến ở các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở châu Á, song bà cho rằng vấn đề này sẽ không nghiêm trọng như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Bà Chayawadee nhận định việc điều chỉnh hệ thống tiền tệ ở các nền kinh tế phát triển có thể dẫn đến những xáo trộn tài chính trong khu vực, nhưng sẽ khó có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng trong bối cảnh hệ thống ngân hàng vẫn còn tương đối "khỏe mạnh" và CMIM cũng sẽ góp phần làm ổn định tâm lý nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, bà Chayawadee cũng cảnh báo hàng loạt việc làm "bốc hơi" có thể gây ra thực trạng thiếu lao động có tay nghề cao trong quá trình phục hồi sau đại dịch, đe dọa làm vuột mất các cơ hội kinh tế. Để tránh những nguy cơ này, bà Chayawadee cho rằng các nền kinh tế cần tập trung vào việc nâng cao kỹ năng và đào tạo các kỹ năng mới nhằm hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, cũng như tăng cường hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là kỹ thuật số. Bà nhận định: "Nếu chúng ta có cơ sở hạ tầng tốt và sẵn sàng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng mềm như kỹ thuật số và các quy định, điều đó sẽ giúp chúng ta thay đổi để phù hợp với thế giới mới".
Nhận định của bà Chayawadee được đưa ra trong bối cảnh các nền kinh tế thế giới đang nỗ lực phục hồi nhờ đẩy mạnh các chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Trong khi đó, một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Thái Lan vẫn phải đối mặt với những thách thức do các đợt bùng phát dịch bệnh mới. Ngoài ra, các nền kinh tế ASEAN+3 còn đang phải đối mặt với thách thức chung như mức nợ cao có thể ảnh hưởng đến tiêu dùng - một động lực chính của tăng trưởng.
Tin liên quan
Bài học cho châu Á từ các cơn bão liên tiếp tại Mỹ
14:00 | 16/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vinamilk được vinh danh tại hạng mục Green Leadership
07:21 | 17/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
“Cửa sáng” xuất khẩu tới thị trường châu Á - châu Phi
08:20 | 19/06/2024 Kinh tế
Người dân Indonesia chào đón tân tổng thống: Kỳ vọng kỷ nguyên năng động hơn
14:23 | 20/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cơn khát năng lượng hạt nhân của các "ông lớn" công nghệ
06:34 | 20/10/2024 Nhìn ra thế giới
Pháp giải bài toán ngân sách
08:02 | 19/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản: Thâm hụt thương mại tăng 14,4% do đồng yen suy yếu
08:30 | 18/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 500 kg ma túy đá giấu trong dầm thép nhập khẩu
08:27 | 18/10/2024 Hải quan thế giới
AFP: Tăng trưởng của Trung Quốc năm 2024 có thể thấp nhất trong nhiều thập kỷ
08:20 | 17/10/2024 Nhìn ra thế giới
Mông Cổ-Nga-Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy hợp tác 3 bên
08:18 | 17/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tái định hình cuộc chơi quyền lực trong không gian
07:30 | 17/10/2024 Nhìn ra thế giới
Quan chức ACMECS rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch tổng thể 2019-2023
09:27 | 16/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thư ký WCO tham dự các hội nghị quốc tế về logistics và an ninh thương mại
09:23 | 15/10/2024 Hải quan thế giới
Nga-Trung Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác chiến lược
08:50 | 15/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga kêu gọi BRICS tìm giải pháp thay thế cho IMF do phương Tây kiểm soát
08:50 | 15/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hoa kỳ và El Salvador tăng cường hợp tác Hải quan
16:20 | 14/10/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Chủ tịch IPPG Johnathan Hạnh Nguyễn nhận Giải thưởng Vừ A Dính
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Bầu chức danh Chủ tịch nước và thông qua 15 luật
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Tổ chức thực hiện Nghị quyết là khâu then chốt
Phụ nữ Việt Nam: Người “giữ lửa” “kiến tạo” trong xã hội hiện đại
Người dân Indonesia chào đón tân tổng thống: Kỳ vọng kỷ nguyên năng động hơn
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
11:21 | 18/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
11:04 | 18/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics