Doanh nghiệp thực phẩm xây dựng chuỗi giá trị bền vững
Phát triển bền vững trong sản xuất thực phẩm và nông sản Xây dựng và bảo vệ chuỗi giá trị lúa gạo trước biến động thị trường Phát triển giá trị bền vững trong ngành thực phẩm |
Hoạt động sản xuất tại Công ty CP Tập đoàn Gia Bảo. Ảnh: DN cung cấp |
Giá trị thương hiệu tăng trưởng mạnh mẽ
Theo báo cáo mới nhất (tháng 9/2024) của Brand Finance - công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, mặc dù thị trường gặp nhiều thách thức và nhu cầu nội địa suy yếu, song giá trị thương hiệu của các thương hiệu thực phẩm Việt Nam vẫn vượt qua những khó khăn này.
Đánh giá cao sự lớn mạnh của thương hiệu Việt, ông Alex Haigh, Giám đốc điều hành của Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng các thương hiệu Việt Nam từ lĩnh vực thực phẩm đến ngân hàng đều thể hiện sự kiên cường trong tình hình thị trường khó khăn, ghi nhận sự cải thiện về giá trị thương hiệu. |
Đáng chú ý, 7 trong số 11 thương hiệu thực phẩm Việt Nam được liệt kê có giá trị thương hiệu tăng hai con số, với mức tăng giá trị thương hiệu cao nhất từ Chin-Su (giá trị thương hiệu tăng 71% đạt 123 triệu USD). Còn Vinamilk dẫn đầu các thương hiệu thực phẩm Việt Nam có giá trị thương hiệu cao nhất đạt 2,6 tỷ USD, dù thấp hơn 11% so với giá trị thương hiệu trong năm 2023.
Chia sẻ với phóng viên, bà Nguyễn Thị Bích Sơn, Giám đốc nhãn hàng Công ty CP Thực phẩm Richy miền Nam cho biết, trong 6 tháng năm 2024, sản phẩm bánh Kenju, bánh gạo Jinju, bánh yến mạch Oatmeal của Richy đã tạo cơn sốt ở thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Dự kiến, Richy tiếp tục đưa những dòng sản phẩm này chinh phục thị trường Mỹ qua hệ thống siêu thị Saigon Market và Mekong Market. Ngoài 3 thị trường nói trên, các dòng thực phẩm chế biến của doanh nghiệp này hiện đã có mặt tại hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, góp phần đóng góp lớn vào con số 2.000 tỷ đồng doanh thu mỗi năm cho công ty.
Theo bà Sơn, để được xuất khẩu vào các nước nói trên, đối tác đã có nhiều cuộc khảo sát, thậm chí sang tận nơi để đánh giá vùng trồng, đầu vào nguyên liệu cùng nhiều tiêu chí khác. Trong đó, nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn an toàn là bắt buộc nhưng chưa đủ. Để có thể “bắt tay” cùng đối tác nhập khẩu đưa hàng vào thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp đã không ngừng tạo ra nhiều dòng sản phẩm mới mang bản sắc riêng của văn hóa Việt Nam.
Tương tự, Công ty CP Công nghệ thực phẩm Lương Gia (Lương Gia Food) hiện đã xuất khẩu các sản phẩm trái cây sấy dẻo, ngũ cốc… đến khoảng 20 quốc gia trên thế giới, với doanh thu tăng trưởng đều đặn 20% mỗi năm. Bà Lương Thanh Thúy, Tổng Giám đốc Lương Gia Food cho biết, để chinh phục người tiêu dùng thế giới, sản phẩm của doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng, hương vị đặc trưng khác biệt, và đạt các chứng nhận BRC, FSSC, ISO, HACCP, và các chứng nhận phù hợp theo tiêu chí bắt buộc của từng khu vực, như chứng nhận FDA, Halal.
Xây dựng chuỗi năng lượng xanh
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tích, nhưng doanh nghiệp không nên chủ quan trước những quy định, tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường xuất khẩu lớn về phát triển bền vững. Theo Our World in Data và Oxfam, hệ thống sản xuất thực phẩm và đồ uống, bao gồm nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất, chế biến, vận chuyển, đóng gói, bán lẻ và xử lý chất thải, đóng góp khoảng 25-34% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.
Nhằm giảm thiểu tình trạng này, một số quốc gia và khu vực đã bắt đầu đưa ra các chính sách và quy định nhằm khuyến khích các công ty, tổ chức, cá nhân áp dụng các biện pháp trung hòa carbon với một số giải pháp cụ thể như nỗ lực phát triển tính bền vững trong năng lượng xanh, quản lý nước, đóng gói, tìm nguồn cung ứng và xử lý chất thải.
Ông Nguyễn Quốc Trung, Giám đốc phát triển Dự án giảm phát thải trong nông nghiệp (AgriCarbon), cho rằng hiện nay, vấn đề giảm phát thải trong nông nghiệp ở Việt Nam không còn mới mẻ trên thế giới. Trong thời gian tới, các hàng hóa xuất khẩu sẽ bị đánh thuế theo lượng khí thải carbon. Chính phủ Việt Nam đã cam kết mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Việc phát triển bền vững kinh tế, môi trường và xã hội cần thực hiện các chiến lược giảm phát thải và tăng cường khả năng lưu trữ carbon, đặc biệt là thông qua rừng và cây trồng.
Trao đổi với phóng viên bên lề Diễn đàn Thực phẩm bền vững 2024 diễn ra mới đây, ông Trần Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Bảo cho biết, bên cạnh những lợi ích về kinh tế, doanh nghiệp còn chú trọng đến yếu tố xã hội, xem đây là một phần không thể thiếu của một doanh nghiệp bền vững. Doanh nghiệp mong muốn xây dựng hệ sinh thái từ nông trại đến nhà máy, đưa ra thị trường các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xanh. Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp đang mở rộng không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn ra quốc tế, với các đối tác lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Đài Loan (Trung Quốc).
Doanh nghiệp nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có tính bền vững, minh bạch và thân thiện với môi trường. Với sự hỗ trợ từ các đối tác nước ngoài và các chương trình quốc tế, sản phẩm của doanh nghiệp có cơ hội rộng mở để tiếp cận thị trường toàn cầu. Ngày 12/4/2024, Dự án Hạt điều xanh - Green Cashew do Doanh nghiệp xã hội Green Journey cùng Tập đoàn Gia Bảo sáng lập và triển khai, đã chính thức ra mắt. Mục tiêu của Dự án là phát triển chuỗi giá trị bền vững.
Tuy nhiên, theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM mặc dù biết rằng xanh hóa là yêu cầu bắt buộc, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết phải bắt đầu “xanh” từ đâu, hoặc không có đủ tài chính để thực hiện. Đây là bài toán khó, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bà kiến nghị các cơ quan chức năng và ngành ngân hàng có các hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp đầu tư vào xanh hóa sản xuất, cụ thể là dành những ưu tiên nhất định cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có đầu tư vào xanh hóa.
Tin liên quan
Phát triển giá trị bền vững trong ngành thực phẩm
15:55 | 16/10/2024 Kinh tế
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế
Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
13:15 | 08/10/2024 Kinh tế
TPHCM liên tiếp kết nối doanh nghiệp, 'bơm vốn' ra nền kinh tế
17:58 | 18/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vietcombank và MB nói gì sau khi nhận chuyển giao bắt buộc CB và OceanBank?
14:03 | 18/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính thức chuyển giao bắt buộc OceanBank cho MB, CBBank cho Vietcombank
17:56 | 17/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng xuất nhập khẩu nông, thủy sản được vay với lãi suất chỉ từ 2,6%
16:28 | 17/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gắn phát triển hạ tầng với chuyển dịch năng lượng: Hướng đi bền vững
16:10 | 17/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vietcombank sở hữu 4,51% vốn điều lệ của Eximbank
09:38 | 17/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới công nghệ, doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hướng tới doanh thu nghìn tỷ
09:33 | 17/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Runner nước ngoài ấn tượng với giải chạy VPIM 2024 của VPBank
09:08 | 17/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Generali Việt Nam đón mừng cột mốc 100 văn phòng trên toàn quốc
07:51 | 17/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị trái cây tươi xuất khẩu
07:45 | 17/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Doanh nghiệp thực phẩm xây dựng chuỗi giá trị bền vững
Xuất nhập khẩu kỳ vọng đạt mốc 800 tỷ USD
Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Pháp giải bài toán ngân sách
Cục Điều tra chống buôn lậu đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
11:21 | 18/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
11:04 | 18/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform