Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra sau thông quan theo mô hình PESTEL và một số đề xuất
Khái niệm mô hình PESTEL
PESTEL viết tắt của 6 từ tiếng Anh tương ứng với 6 yếu tố tác động trực tiếp đến nền kinh tế nói chung, ngành hoặc lĩnh vực nào đó và đến từng tổ chức nói riêng bao gồm: Political (chính trị); Economic (kinh tế); Social (xã hội); Technological (công nghệ); Environmental (môi trường) và Legal (pháp lý). Và các chủ thể phải chịu những yếu tố bên ngoài tác động vào một cách khách quan.
Mô hình PESTEL xuất phát từ mô hình ETPS được xuất bản trong cuốn sách “Scanning the Business Environment” năm 1967 của Giáo sư Harvard Francis Aguilar, sau đó được điều chỉnh và chuyển thành mô hình PESTEL, mô hình PEST sau này được phát triển thành PESTEL.
PESTEL là công cụ phân tích hữu ích giúp các tổ chức biết được “bức tranh toàn cảnh” về môi trường mà tổ chức đang hoạt động, từ đó nhận dạng được những cơ hội và mối đe dọa tiềm ẩn trong đó.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra sau thông quan theo PESTEL
Tất cả các yếu tố thành phần của sáu yếu tố chính trong mô hình PESTEL đều có tác động ít hay nhiều đến hoạt động kiểm tra sau thông quan của ngành Hải quan. Trong phạm vi bài viết này chỉ tập trung vào các yếu tố tác động chính.
Chính trị (Political)
Thể hiện quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính để làm phương châm hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị, triển khai đồng bộ và toàn diện Chiến lược phát triển Hải quan, Hải quan Việt Nam đã sớm hoàn thiện bộ chỉ tiêu cải cách, hiện đại hóa về nhiều mặt của toàn ngành như lời cam kết với cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.
Trên thế giới, sự biến động địa chính trị và xung đột vũ trang trải rộng, phức tạp. Những sự kiện này sẽ có những tác động quan trọng đối với toàn cầu và Việt Nam.
Kinh tế (Economic)
Cộng hưởng tất cả các yếu tố thực tế cho thấy, trong năm 2023, nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động và trên đà suy thoái. Cơ quan Hải quan và hệ thống kiểm tra sau thông quán sẽ tiếp tục đóng vai trò tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp và cá nhân khôi phục sản xuất kinh doanh trước tác động của đại dịch Covid-19.
Xã hội (Social)
Khảo sát của các tổ chức quốc tế năm 2023 cho thấy, xu hướng tiêu dùng trong nhà an toàn đang tăng lên rõ rệt khi 62% người tiêu dùng Việt Nam cho biết, sẽ ăn ở nhà thường xuyên thay vì ra ngoài ăn như trước khi bùng phát đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy, sự chuyển dịch rộng rãi sang thương mại điện tử trong xu hướng tiêu dùng bằng cách tăng tần suất giao dịch trực tuyến. Đã có hơn 50% người tiêu dùng Việt Nam giảm tần suất đi mua sắm ở các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và chợ, trong đó 25% tăng cường mua sắm trực tuyến. Người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ thành thị đã có sự quen thuộc cao với công nghệ kỹ thuật số và thương mại điện tử.
Xuất phát từ thực tế này, yêu cầu quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua sàn giao dịch điện tử cũng trở nên cấp thiết đối với cơ quan Hải quan.
Công nghệ (Technological)
Theo nghiên cứu của các chuyên gia công nghệ hàng đầu trên thế giới, trong thập kỷ tới, sẽ có 5 xu hướng thay đổi, đó là: (i) Sự tác động sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua các trợ lý ảo trên các thiết bị như smartphone, loa thông minh, tivi, tủ lạnh; (ii) Dữ liệu cá nhân trở thành tài sản quý và hiện những nền tảng xã hội như Facebook và Google đang là những gã khổng lồ nắm trong tay những “mỏ dầu” này; (iii) Camera nhận diện khuôn mặt khắp nơi và Trung Quốc đang là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng công nghệ này cho mục đích an ninh; (iv) Kết nối 5G sẽ mở ra khả năng kết nối dễ dàng, nhanh và rộng hơn hẳn cho hàng tỷ thiết bị trong tương lai; (v) “Thực tế ảo” dự kiến sẽ thay thế smartphone trong thập kỷ mới thông qua các ứng dụng mới như: Glass, VR, AR…
Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hai xu hướng mới nổi sẽ định hình lại cách thức kinh doanh và đóng một vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp mở rộng hoạt động trong thế giới cạnh tranh hậu Covid-19, đó là thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụ điện toán đám mây.
Rõ ràng, với những xu hướng và thay đổi lớn về công nghệ trong thời gian gần đây đòi hỏi cơ quan Hải quan, nhất là hệ thống kiểm tra sau thông quan phải đầu tư hạ tầng công nghệ, nâng cấp các phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng để tương thích với các thay đổi trên. Đồng thời, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin về cả lượng và chất để đẩy nhanh quá trình số hóa và xây dựng các phương án quản lý phù hợp.
Môi trường (Environmental)
Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn nạn chung của nhân loại. Riêng ở Việt Nam, thực trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động được thể hiện cụ thể như sau: nguồn đất bị ô nhiễm và trở nên cằn cỗi, thiếu chất dinh dưỡng, không thích hợp cho cây trồng; môi trường không khí bị ô nhiễm gây ra mưa axit; khói bụi che chắn; tăng hiệu ứng nhà kính; ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng nhất tại nước ta hiện nay, đang hủy diệt các sinh vật sống trong nước.
Dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1/2020. Covid-19 tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội: Cầu của nền kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và tăng trưởng của nền kinh tế. Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện nay chủ yếu hướng tới kích thích tổng cầu và phục hồi sản xuất. Đối với yếu tố cung, đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao động.
Các yếu tố an ninh phi truyền thống như ô nhiễm, rác thải, dịch bệnh ngày càng ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu, đặt ra những vấn đề lớn cho công tác quản lý.
Pháp lý (Legal)
Theo tinh thần cải cách hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tình hình mới, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm là con đường tất yếu của hải quan hiện đại. Pháp luật về kiểm tra sau thông quan là sự đảm bảo cho cải cách, hiện đại hóa khâu thông quan.
Hệ thống phát triển pháp luật vẫn còn có một số vấn đề chưa được giải quyết thoả đáng, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, quá trình tổ chức thực hiện còn một số hạn chế do quan niệm, nhận thức chưa đầy đủ và hoàn thiện.
Trong kiểm tra sau thông quan có nhiều hoạt động nghiệp vụ mang tính chất điều tra xác minh, thu thập thông tin tình báo, áp dụng đồng bộ các biện pháp kiểm toán, kế toán, thu thập chứng cứ trong và ngoài nước, hiệu quả chưa cao. Cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan vẫn chưa được cập nhật đầy đủ các tiêu chí, chưa xây dựng được cơ chế mua tin và tính pháp lý của nguồn dữ liệu thu thập được
Một số đề xuất, khuyến nghị
Từ những đánh giá và phân tích sáu nhân tố theo mô hình PESTEL nêu trên, để hoạt động kiểm tra sau thông quan có hiệu quả trong bối cảnh mới, bài viết nêu một số đề xuất, khuyến nghị sau:
Một là, bám sát Chiến lược phát triển hải quan đến 2030, đặc biệt chú trọng phần định hướng kiểm tra sau thông quan.
Hai là, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện xây dựng quy định pháp luật, cơ chế hoạt động thích ứng với bối cảnh mới.
Ba là, đổi mới tư duy, sáng tạo, phù hợp với yêu cầu quản lý.
Bốn là, tiếp tục kiện toàn nhân sự quản lý, điều hành các cấp; phát triển nguồn nhân lực.
Năm là, liên tục nghiên cứu bối cảnh mới, từ đó đưa ra các dự báo và định hướng quản lý hiệu quả, kịp thời.
Sáu là, xây dựng văn hóa, thương hiệu “Kiểm tra sau thông quan” trong bối cảnh mới.
Tài liệu tham khảo:
1. Đào Duy Huân và Trần Thị Hiền (2018), Ảnh hưởng các yếu tố đến sự hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan Tây Đô, Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế - Trường Đại học Tây Đô, số 3/2018.
2. Vũ Hồng Thanh (2021), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại theo mô hình Pestel và một số đề xuất, Tạp chí Ngân hàng, www.tapchinganhang.go.vn, truy cập 11/3/2024.
Tin liên quan
Hải quan-Biên phòng Quảng Bình phối hợp xử lý 51 vụ, thu giữ trên 270kg ma túy các loại
20:26 | 22/09/2024 An ninh XNK
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 9/2024
14:58 | 23/09/2024 Hải quan
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
10:03 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa luật nhằm bảo vệ quyền lợi người làm kế toán
07:51 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
06:31 | 22/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
16:38 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý C/O mẫu D
15:34 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:33 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chủ động nguồn lực tài chính từ ngân sách để hiện đại hóa công tác quản lý thuế
08:15 | 18/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Công tác kiểm định góp phần phòng ngừa gian lận
14:17 | 17/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chile chính thức cấp C/O mẫu VC bản điện tử từ ngày 1/11/2024
15:03 | 16/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
08:49 | 14/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp - nông dân - nhà nước
15:16 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:44 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
Herbalife Việt Nam: “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform