Các nước G7 bất đồng về khung thời gian loại bỏ năng lượng than đá
Ảnh minh họa. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 26/5, các bộ trưởng môi trường thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã bắt đầu cuộc họp kéo dài hai ngày tại Berlin, Đức nhằm thảo luận khung thời gian cụ thể để loại bỏ dần năng lượng than đá.
Cuộc họp này nằm trong khuôn khổ hội nghị bộ trưởng G7 về môi trường, khí hậu và năng lượng.
Đức, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch G7 trong năm nay, đã đề xuất rằng trong tuyên bố chung sau cuộc họp, các bộ trưởng đặt ra mục tiêu loại bỏ dần sản xuất điện than vào năm 2030.
Đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ của các nước châu Âu khác và Canada, song một số quốc gia chưa thể hiện thiện chí với ý tưởng trên.
Phía Nhật Bản từ chối đưa ra cam kết về một khung thời gian nhất định cho việc loại bỏ dần nhiệt điện chạy bằng than, trong khi Mỹ cho biết sẽ thực hiện mục tiêu này vào những năm 2030.
Việc đặt ra khung thời gian nhất định để loại bỏ nhiệt điện chạy bằng than đang gặp một số khó khăn trong bối cảnh Nga, một quốc gia xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn, triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ ngày 24/2 vừa qua.
Các quốc gia G7, gồm Anh, Pháp và Italy, đã áp đặt các biện pháp nhằm vào Nga liên quan đến sự kiện này và nhất trí giảm dần sự phụ thuộc năng lượng từ Moskva.
Các lệnh trừng phạt như vậy có thể làm chệch hướng nỗ lực cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính khi một số nước nhập khẩu năng lượng chuyển sang sử dụng than đá để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Hồi đầu tuần, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Tsuyoshi Yamaguchi nói rõ Tokyo sẽ cắt giảm tỷ lệ than và dần tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, thay vì đặt ra một khung thời gian cụ thể.
Theo ông Yamaguchi, Nhật Bản muốn các nước hiểu rõ nỗ lực của Tokyo trong việc loại bỏ các nhà máy nhiệt điện chạy than kém hiệu quả và chuyển sang một hệ thống không phát thải khí CO2 thông qua các công nghệ tiên tiến như thu giữ và tái sử dụng carbon.
Trước đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) khuyến nghị G7 đi tiên phong trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất thép và ximăng hầu như không có khí thải.
Cơ quan này cho biết ngành công nghiệp nặng tại các nước Nhóm G7 sử dụng tới 15% nhu cầu than đá và khoảng 10% dầu và khí đốt.
Theo IEA, các nước G7 cùng với Liên minh châu Âu chiếm khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu, 30% nhu cầu năng lượng và 25% lượng khí thải CO2./.
Tin liên quan
Lạm phát của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua
09:16 | 30/08/2024 Nhìn ra thế giới
Đức sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để truy tìm nghi phạm
08:48 | 12/08/2024 Nhìn ra thế giới
Ngoại trưởng G7 kêu gọi nỗ lực tránh làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông
08:04 | 05/08/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
Hải quan Bình Dương: Mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp có sự cải thiện
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
Tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform