Các thủ tục hành chính cần xử lý theo phương thức “một cửa, một đầu mối”
Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Giám đốc điều hành Văn phòng luật sư NHQuang&Cộng sự, Chủ tịch Trung tâm Hòa giải Thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC). |
Ông đánh giá như thế nào về sự thay đổi và tạo thuận lợi từ pháp luật kinh doanh tại Việt Nam đối với doanh nghiệp trước những khó khăn của đại dịch Covid-19?
Qua 2 năm xảy ra đại dịch Covid-19, các cơ quan Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để cải thiện quy định pháp luật và thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn về môi trường kinh doanh, tháo gỡ những kho khăn, vướng mắc về thể chế và pháp luật. Ví dụ như, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 9 luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, có tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Ngoài ra, Chính phủ cũng như các bộ, ngành đã có nhiều cải thiện về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, giúp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính. Chẳng hạn như Chính phủ và nhiều cơ quan nhà nước áp dụng các phương thức giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến trong thời điểm xảy ra đại dịch.
Trong lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu, mặc dù cũng chịu ảnh hưởng từ đại dịch nhưng các điều kiện, thủ tục về xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa đã thuận lợi hơn. Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI) 2020 của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã ghi nhận những nỗ lực cải cách của ngành Hải quan trong việc tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, thông quan cho người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, pháp luật kinh doanh vẫn còn gây khó cho doanh nghiệp trong giai đoạn cao điểm đại dịch, theo ông, đâu là nguyên nhân?
Mặc dù có nhiều cải cách như đã nêu, hệ thống pháp luật vẫn còn những vướng mắc nhất định trong giai đoạn cao điểm của đại dịch Covid 19. Bởi đây là một đại dịch mà nhiều vấn đề chưa có tiền lệ nên các cơ quan quản lý cũng chưa có kinh nghiệm trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch. Một số quy định, chỉ thị về phòng, chống dịch đã tạo ra những khó khăn cho hoạt động kinh doanh, làm tăng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
Nhiều quan điểm cho rằng, pháp luật kinh doanh còn có tình trạng “cài cắm” một số lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Trong giai đoạn vừa qua, công tác xây dựng pháp luật từ các cơ quan hành chính Nhà nước vẫn còn có hiện tượng “cài cắm” một số lợi ích cục bộ của các cơ quan quản lý nhà nước. Có hai yếu tố dẫn đến hiện trạng này. Thứ nhất là cơ quan nhà nước mong muốn làm sao để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước nên đã nâng cao thẩm quyền, quyền hạn cơ quan nhà nước đó. Việc tập trung thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong một khía cạnh nào đó tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, đặt thêm điều kiện kinh doanh hay thủ tục hành chính. Do vậy, các doanh nghiệp đã khó khăn trong bối cảnh vừa trải qua đại dịch lại càng thêm khó khăn trong tuân thủ pháp luật.
Yếu tố thứ hai, các cơ quan nhà nước mong muốn có thể có những yếu tố thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nhà nước trong một số lĩnh vực. Dù thực tiễn này không còn nhiều nhưng vẫn còn có những phản ánh về vấn đề này từ khu vực tư nhân. Yếu tố này làm giảm đi khả năng phát triển và sức cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân trên thị trường cũng như khả năng tham gia của khu vực tư nhân vào các hoạt động có liên quan đến đầu tư công, cung ứng dịch vụ công.
Chẳng hạn trong các thủ tục liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành, nhiều cơ quan nhà nước đã đặt ra thêm các điều kiện để kiểm tra chuyên ngành, tạo thêm thủ tục cho doanh nghiệp thực hiện khi thông quan hàng hóa. Thực tiễn này khiến cho doanh nghiệp vừa tốn thêm chi phí thời gian và tài chính. Vì thế, việc Chính phủ phê duyệt đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, trong đó giao cơ quan Hải quan là đầu mối trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ giúp việc thông quan hàng hóa của doanh nghiệp được thuận lợi hơn, tiết kiệm rất nhiều chi phí thời gian, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
Từ những vấn đề nêu trên, xin ông cho biết những giải pháp nào để cải thiện pháp luật về kinh doanh cho các doanh nghiệp?
Có nhiều giải pháp giúp môi trường kinh doanh được thông thoáng hơn. Nhưng theo tôi, điều quan trọng là phải chú ý giải pháp về nâng cao chất lượng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Kể từ năm 2020, Chính phủ đã thực hiện hoạt động rà soát quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển. Công tác này hiện nay vẫn đang được tiếp tục nhưng cần đẩy mạnh nhiều hơn nữa để loại bỏ những quy định pháp luật kinh doanh còn mâu thuẫn, chồng chéo.
Bên cạnh đó, công tác rà soát này cần phải phát hiện những quy định còn gắn với lợi ích cục bộ của các bộ, ngành, đặc biệt là những quy định áp đặt thêm nhiều điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết với doanh nghiệp, hoặc những điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính đang tản mát ở nhiều văn bản của các cơ quan quản lý khác nhau. Các thủ tục hành chính nên tập trung xử lý theo phương thức “một cửa, một đầu mối” để tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Bên cạnh công tác rà soát các quy định pháp luật đã ban hành thì các cơ quan quản lý cần nâng cao công tác xây dựng các quy định pháp luật. Công tác xây dựng pháp luật phải tiến hành rà soát các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn để đề xuất giải quyết trong chính sách xây dựng pháp luật nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Các điều kiện kinh doanh mới hay thủ tục hành chính mới thì phải đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng cho doanh nghiệp và cho chính cơ quan quản lý Nhà nước.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Doanh nghiệp chuẩn bị ứng phó với CBAM
14:12 | 11/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Văn hoá doanh nghiệp khơi dậy động lực thúc đẩy sáng tạo
14:15 | 11/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi?
16:38 | 08/10/2024 Kinh tế
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế
Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
13:15 | 08/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
Nhận diện những khó khăn, thách thức trong thu hồi tài sản tham nhũng
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
Phá thành công chuyên án 6 bánh heroin, gần 1.200 viên ma túy
Văn hoá doanh nghiệp khơi dậy động lực thúc đẩy sáng tạo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics