Chào mừng ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10): Doanh nhân Việt Nam vững vàng vươn tầm quốc tế
Phòng rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp vươn xa trên thị trường quốc tế Xây dựng thương hiệu Việt vươn tầm thế giới từ giá trị riêng biệt |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao đổi với đại diện một số doanh nghiệp tại Hội nghị thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước, ngày 21/9/2024 tại Hà Nội. Ảnh: VGP |
Đột phá từ tinh thần doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ
Số doanh nghiệp thành lập mới trong vòng 20 năm (2004-2023) đã đạt hơn 1,88 triệu. Đến nay, Việt Nam đang có 930 nghìn doanh nghiệp, khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động. Riêng trong 9 tháng năm 2024 đã có hơn 183 nghìn doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường. Ước tính số doanh nghiệp thành lập mới năm 2024 sẽ vượt con số 159 nghìn của năm 2023. Lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân hiện đóng góp khoảng 60% GDP, 85% tổng số lao động, 98% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chúng ta rất vui mừng, tin tưởng và tự hào về doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để phát triển lớn mạnh và trưởng thành, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Lũy kế giai đoạn 2000-2024, số doanh nghiệp thành lập mới dự báo sẽ vượt con số 2,1 triệu. Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động tăng khoảng 8,4 lần, từ 1,1 doanh nghiệp/1.000 dân năm 2004 lên 9,2 doanh nghiệp/1.000 dân năm 2023. Đảng, Nhà nước đã dành sự quan tâm thiết thực, kịp thời, cả trước mắt và lâu dài với đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân. Chính phủ luôn bám sát, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, chính đáng. Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân cũng luôn phát huy tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Mỗi người chúng ta hãy thể hiện tinh thần này bằng hành động cụ thể, cùng nhau đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, tới năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. (Lược ghi phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ với các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam, ngày 4/10/2024) |
Thực tế cho thấy, hiện nay ở nước ta đã có các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân lớn có đủ năng lực về quy mô vốn, trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp, có thương hiệu vươn ra thị trường khu vực và thế giới, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế như: Viettel, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn VinGroup, FPT, Thaco, Hòa Phát, TH…
Nhiều doanh nghiệp đã vươn lên làm chủ công nghệ, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có thương hiệu, tạo dựng được hệ sinh thái cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng phát triển, tiên phong trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số… góp phần xây dựng nền kinh tế vững mạnh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, môi trường.
Là một doanh nhân trẻ thế hệ 8X, ông Hoàng Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kỹ thuật và Công nghệ Việt Nam (Intech Group) đã xây dựng Intech Group thành một hệ sinh thái có quy mô và nền tảng vững chắc với nhiều công ty con hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực cơ khí, tự động hóa, công nghệ, năng lượng… Intech Group đã có một tệp khách hàng lớn, xuất khẩu hàng hoá đi nhiều nơi trên thế giới, chinh phục cả thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu…
Ông Hoàng Hữu Thắng chia sẻ, bản thân ông và các cộng sự đều phải không ngừng học hỏi theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý, từ kinh doanh đến tài chính, marketing… để “chèo lái” doanh nghiệp thích ứng với những biến động thị trường. Không những thế, thực hiện trách nhiệm xã hội, Intech Energy – một thành viên của Intech Group đang thực hiện dự án "Mang điện về bản"để hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời thắp sáng các điểm trường đặc biệt khó khăn tại các tỉnh miền núi.
Ông Nguyễn Đoàn Kết, Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông cho hay, muốn phát triển bằng đổi mới sáng tạo thì doanh nhân, doanh nghiệp phải có tinh thần và năng lực sáng tạo. Điều này đến từ văn hoá doanh nghiệp kết hợp với việc phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và tinh thần sáng tạo.
Chính với quan điểm trên, dù là doanh nghiệp đã trải qua tuổi đời khá lâu nhưng Công ty vẫn liên tục “khởi nghiệp”. Rạng Đông tiến tới mục tiêu đến năm 2030 đưa Công ty vào top 100 doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh thu tỷ USD, lợi nhuận trên 100 triệu USD.
Tương tự, ông Phạm Ngọc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ cao và dịch vụ phần mềm FaceNet cũng nêu, tinh thần của đội ngũ doanh nhân hiện nay là không ngừng đổi mới, sáng tạo và quyết liệt “không lùi bước” trong thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, theo ông Sơn, để vươn mình ra thị trường thế giới, tinh thần doanh nhân phải kết hợp với việc ứng dụng công nghệ mới, từ đó giúp doanh nghiệp có những bước đi đột phá, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Tìm “điểm tựa” cho doanh nhân
Tại buổi làm việc của Chính phủ với đại diện các doanh nhân mới đây, Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel cho biết, sau 18 năm đầu tư, giá trị thương hiệu của Viettel theo định giá gần 9 tỷ USD, đứng thứ 17 thế giới và giá trị thương hiệu viễn thông số 1 tại Đông Nam Á.
Nhưng dù là một doanh nhân của doanh nghiệp lớn, Thiếu tướng Tào Đức Thắng vẫn cho rằng, các doanh nghiệp khi kinh doanh ra nước ngoài rất cần “điểm tựa” để tự tin hơn. Vì thế, Chính phủ cần nâng cao vai trò ngoại giao kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài; đồng thời cần giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp đầu đàn với những thế mạnh tại những vùng, khu vực cụ thể cùng với các doanh nghiệp khác của Việt Nam tạo hệ sinh thái đầy đủ tại các nước đầu tư.
Trước đó, tại hội nghị của Chính phủ với các doanh nghiệp lớn (tháng 9/2024), tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch VinGroup đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có đủ điều kiện ban đầu tham gia chuỗi công nghiệp phụ trợ. Nếu công tác này được đẩy mạnh, Việt Nam sẽ có ngành công nghiệp phụ trợ rất mạnh trong bối cảnh Việt Nam đã có những doanh nghiệp công nghiệp lớn như VinFast. Ông cũng khẳng định VinFast sẵn sàng bao tiêu những linh kiện đó.
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để tổ chức triển khai và kiểm soát các dự án lớn. Chính phủ có thể "đặt đề bài" cho các doanh nghiệp tầm cỡ trong nước, bảo lãnh cho họ trực tiếp vay vốn và đàm phán với các đối tác nước ngoài (để mua công nghệ, thuê chuyên gia...). Hơn nữa, để gia tăng số lượng "đàn sếu" của nền kinh tế và kéo theo lực lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đi lên thì nên tập trung hơn nữa các chính sách hỗ trợ về thuế, vốn, mặt bằng, lãi suất...
Tương tự, ông Phạm Ngọc Sơn cũng cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được kết hợp với các doanh nghiệp lớn trong ứng dụng khoa học công nghệ để giúp các bên khai thác được tối đa cơ hội cũng như giảm chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), giúp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh và hiệu quả hơn.
Tin liên quan
Văn hoá doanh nghiệp khơi dậy động lực thúc đẩy sáng tạo
14:15 | 11/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xây dựng đội ngũ doanh nhân giỏi về năng lực, giàu đạo đức kinh doanh
09:45 | 11/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ hiệu quả phòng vệ thương mại
16:17 | 11/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp chuẩn bị ứng phó với CBAM
14:12 | 11/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam trao nhà cho gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin
14:40 | 10/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái T&T Group hỗ trợ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão lũ
10:27 | 10/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank: Ưu đãi lãi suất vay từ 4,0%/năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh
10:08 | 10/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Rào cản thể chế sẽ tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh
17:00 | 09/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
BAC A BANK đồng hành cùng Ngày thẻ Việt Nam 2024
16:04 | 09/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng lỗ luỹ kế đến năm 2023 của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là 53,4 nghìn tỷ đồng
14:54 | 09/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
19:51 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Techcombank và Manulife Việt Nam ngừng hợp tác độc quyền
17:11 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
“Gọi tên” các thách thức lớn nhất doanh nghiệp đang đối mặt
15:29 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EuroCham: Dù còn trở ngại, các kế hoạch mở rộng kinh doanh vẫn đầy tiềm năng
14:42 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ hiệu quả phòng vệ thương mại
Vốn ngoại đang đảo chiều?
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
Nhận diện những khó khăn, thách thức trong thu hồi tài sản tham nhũng
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics