Các tranh chấp thương mại ít được đưa ra tòa án quốc tế
Doanh nghiệp trước cuộc đua bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử mới Giải pháp để giao dịch thương mại quốc tế an toàn Ứng dụng công nghệ trong giải quyết tranh chấp thương mại |
Xin ông cho biết các tranh chấp về thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài trong thời gian qua như thế nào?
Các tranh chấp về ngoại thương và rõ hơn là lĩnh vực XNK, trong đó tranh chấp về xuất khẩu là nhiều nhất, đa số liên quan đến chất lượng hàng hóa; thời gian giao hàng; sự không trung thực của người bán hoặc người mua. Sự không trung thực xảy ra rất nhiều, có nghĩa là khách hàng muốn hủy đơn hàng, đưa ra lý do thiên về quy định của đất nước của người mua, tạo ra khó khăn cho người bán.
Một tranh chấp nữa thường xảy ra là tranh chấp do thất thoát hàng hóa trong quá trình lưu chuyển từ cảng nước bán đến cảng nước mua cũng là lý do khiến đối tác từ chối nhận hàng, yêu cầu bồi thường. Một tranh chấp rất phổ biến nữa, đó là hàng được lấy ra khỏi cảng nhưng chứng từ gốc vẫn nằm ở người bán, chưa được gửi đi.
Những nội dung tranh chấp trên không mới, nhưng trong nhiều năm qua thường xảy ra, hoạt động ngoại thương của doanh nghiệp chưa rành rẽ về vấn đề này, nên thường mắc phải. Một điều hết sức khó khăn đó là tất cả những tranh chấp đó, gần như chúng ta đều không đưa ra tòa án quốc tế, bởi vì xử lý pháp lý mang tính quốc tế chi phí quá cao và rủi ro khá lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Vậy doanh nghiệp cần làm gì để hạn chế rủi ro pháp lý khi thực hiện hoạt động XNK, thưa ông?
Trước tiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu, xác định được đối tác trong hoạt động liên quan đến XNK của mình, như: logistics, ngân hàng. Bản thân doanh nghiệp không phải hiểu về pháp lý đối ngoại, về LC,… nên phải thông qua ngân hàng. Bên cạnh đó, tất cả chứng từ thanh toán, đặt cọc... doanh nghiệp phải thực hiện qua ngân hàng. Hiện nay, nhiều người Việt Nam mua bán với nước ngoài thường làm việc trực tiếp với đối tác, có thể họ đặt một ít tiền cọc, sau đó chúng ta thực hiện giao hàng luôn; sau đó, gửi thẳng bộ chứng từ hoặc ra những lệnh để cho đối tác nhận hàng, mà gần như không thực hiện qua ngân hàng.
Điều quan trọng là hãng tàu, hiện nay thực sự nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam đang ship hàng qua các đại lý rất nhỏ, văn phòng chỉ có 1-2 nhân viên, họ chính là nhân viên của các hãng tàu lớn ra ngoài làm việc; nên chọn hãng tàu lớn ở từng khu vực và có uy tín, bởi vì họ không bao giờ đánh mất uy tín, thương hiệu của mình chỉ vì 1-2 container hàng hóa.
Một lưu ý nữa là đối tác. Đối tác rất quan trọng, nếu là đối tác ban đầu chúng ta phải có những thỏa thuận, cam kết chặt chẽ; chúng ta phải có thăm dò và biết được đối tác đó như thế nào. Đặc biệt, khi là đối tác ban đầu phải lưu ý về pháp lý. Pháp lý ở đây không quan trọng bằng thanh toán, để làm sao chúng ta nhận được đủ tiền khi khách hàng lấy hàng ra. Khi khách hàng là đối tác truyền thống, đã làm ăn với nhau 10-20 năm, hầu như các thủ tục pháp lý họ đặt hết qua một bên, có thể cho thanh toàn LC (Thanh toán bằng thư tín dụng) 60 ngày, thanh toán TT (Thanh toán bằng điện chuyển tiền) 100 ngày và không cần một chứng từ gì cả, đó là sự tin cậy. Do đó, chúng ta xây dựng đội ngũ những người mua hàng nước ngoài thực sự ổn định, thực sự bền vững, truyền thống, điều đó là quan trọng nhất.
Vậy nếu doanh nghiệp vướng vào một vài tranh chấp thương mại, lời khuyên của ông với doanh nghiệp là gì?
Khi bị vướng vào tranh chấp thương mại, doanh nghiệp cần làm việc lại với đối tác tín dụng, ngân hàng của mình, tại sao tranh chấp ấy xảy ra mà phía ngân hàng lại không biết. Tốt nhất, doanh nghiệp phải thông qua hiệp hội doanh nghiệp của mình. Ví dụ, doanh nghiệp xuất khẩu điều bị thất thoát hàng hóa xuất khẩu thì Hiệp hội Điều phải lên tiếng; Hiệp hội cũng sẽ làm việc với đại diện Việt Nam ở khu vực xảy ra vụ việc. Cùng với đó, doanh nghiệp phải tập hợp những người đã có rủi ro như mình để xem có thể tiến hành biện pháp pháp lý được không.
Nhưng theo tôi biết, việc tiến hành pháp lý với đối tác nước ngoài rất khó và chi phí tài chính có khi còn gấp nhiều giá trị lô hàng. Đặc biệt, về bản thân pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu. Trong khi đó, đối tác nước ngoài luôn có văn phòng luật sư rất chuyên nghiệp. Chúng ta lại không có luật sư, đến khi xảy ra chuyện mới làm hồ sơ từ đầu. Do đó, doanh nghiệp phải thông qua hiệp hội, cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài. Quan trọng là đối tác và thị trường, nhà xuất khẩu phải hiểu rất kỹ, phải đánh giá đầy đủ rủi ro. Trên thực tế, có những vùng mà các nhà xuất khẩu Việt Nam không muốn làm ăn vì rủi ro rất cao. Nhưng có những thị trường rất văn minh, rất ít khi xảy ra tranh chấp.
Trong thời gian qua, có nhiều tranh chấp về chất lượng hàng hóa, doanh nghiệp cần nghiêm túc xem lại mình, bởi vì vấn đề này không những ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến uy tín quốc gia. Còn tranh chấp về tài chính, doanh nghiệp phải có bộ phận pháp lý, phải hiểu về luật quốc tế, có kinh nghiệm trong việc xử lý các tranh chấp quốc tế tại nước sở tại.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ "đặt đề bài", bảo lãnh vay vốn
14:41 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
20:19 | 02/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics