Căn cơ hơn nữa để giảm chi thường xuyên
Tăng vì an sinh xã hội
Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong những năm qua, chi thường xuyên của NSNN có xu hướng tăng lên. Tổng kết cả giai đoạn 2011-2015 có thể thấy: Tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi NSNN tăng từ 59,1% lên 63%. So với giai đoạn 2006-2010, mức tăng này lên đến 9% - mức tăng rất đáng kể.
Phân tích nguyên nhân của tình hình này, ông Nguyễn Minh Tân - Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho biết: Chi thường xuyên tăng liên tục xuất phát chủ yếu từ việc thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, cải cách tiền lương cho cán bộ hưởng lương, cán bộ về hưu và các chính sách an sinh xã hội khác. Trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ đã ba lần thực hiện điều chỉnh tiền lương, một lần điều chỉnh phụ cấp công vụ, một lần nâng lương cho đối tượng về hưu. Như vậy, áp lực tăng chi cho an sinh xã hội cũng như tiền lương trong chi NSNN là rất lớn. Bên cạnh đó, tình hình thu NSNN trong giai đoạn qua chậm lại, vô hình trung, sức ép tăng chi càng cao.
Trong bối cảnh chi thường xuyên tăng lên, chi trả nợ phải đảm bảo dự toán và các cam kết thì hệ quả tất yếu là nguồn chi dành cho đầu tư phát triển sẽ bị giảm đi dẫn đến một "vòng luẩn quẩn". Nghĩa là, phân bổ NSNN có hạn kéo theo chi đầu tư phát triển thấp dẫn đến tăng trưởng kinh tế không đạt kỳ vọng. Khi kinh tế không phát triển như dự kiến sẽ tác động giảm nguồn thu NSNN và đương nhiên việc chi tiêu cũng giảm theo.
Tiết kiệm hơn 37 nghìn tỷ đồng
Lường trước tình trạng này, thời gian qua, công tác quản lý chi NSNN đã được Chính phủ chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, tiết kiệm. Các giải pháp cụ thể đã được triển khai như: Tạm giữ lại 50% dự toán chi dự phòng để chủ động xử lý khi nguồn thu NSNN giảm lớn; không ứng trước dự toán NSNN năm sau; rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn; đảm bảo phân bổ tập trung, chống dàn trải, chống thất thoát, lãng phí; ưu tiên bố trí cho các nhiệm vụ quan trọng; tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên cho bộ máy quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công... Ngoài ra, để góp phần xử lý cân đối ngân sách Trung ương do tác động của giá dầu giảm, từ đầu năm 2015, Chính phủ đã chỉ đạo giữ lại phần tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên (trừ các khoản chi lương và các khoản có tính chất lương) 8 tháng cuối năm 2015 của các bộ, cơ quan Trung ương khoảng 600 tỷ đồng và dự phòng ngân sách Trung ương khoảng 3.350 tỷ đồng.
Trong tổ chức thực hiện, các cấp, các ngành cũng đã chủ động tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên; cắt giảm tối đa các khoản chi tổ chức lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ khởi công, khánh thành, công tác phí trong nước, chi phí công tác ngoài nước và các khoản chi tiêu khác chưa thực sự cần thiết; sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Theo báo cáo trong năm 2015, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tiết kiệm được 37.925 tỷ đồng, tăng 231% so với năm 2014. Trong đó: Tiết kiệm trong quản lý, sử dụng NSNN là 9.292 tỷ đồng; tiết kiệm trong đầu tư xây dựng là 28.633 tỷ đồng. Một số đơn vị có kết quả tiết kiệm cao như Bộ Giao thông vận tải 23.932 tỷ đồng, Bộ Quốc phòng 1.519 tỷ đồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường 600 tỷ đồng, Hà Nội 1.624 tỷ đồng; Đà Nẵng 570 tỷ đồng; Bình Dương 550 tỷ đồng.
Công tác kiểm soát chi của hệ thống Kho bạc Nhà nước cũng được tăng cường, đảm bảo các khoản chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. 6 tháng đầu năm 2016, hệ thống Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi khoảng 330 nghìn tỷ đồng chi thường xuyên của NSNN; đã phát hiện 8.700 khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định; thông qua công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đã từ chối thanh toán 11 tỷ đồng do chủ đầu tư đề nghị thanh toán không đúng đối tượng, thủ tục đầu tư không đúng quy định,...
Nâng cao hiệu quả bộ máy
Để giảm chi thường xuyên, giảm gánh nặng cho NSNN, đại diện Vụ Ngân sách Nhà nước nhấn mạnh 3 giải pháp căn cơ. Trước hết là nỗ lực tăng thu NSNN để đạt mức tăng đáng kể so với giai đoạn trước để có thêm nguồn lực đảm bảo các nhiệm vụ chi theo các yêu cầu đề ra về phát triển kinh tế. Khi cơ cấu thu tăng lên, nguồn lực sẽ tăng thêm, tạo điều kiện vừa đảm bảo chi thường xuyên vừa tăng thêm nguồn cho đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, phải áp dụng giải pháp huy động vốn dài hạn cộng với xây dựng, thực hiện hiệu quả kế hoạch chi tiêu trung hạn để lường trước nguồn lực hiện có và hoạch định tỷ lệ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ trong cơ cấu chi NSNN một cách hợp lý.
Một nhiệm vụ quan trọng nữa, theo ông Nguyễn Minh Tân, ngay trong nội hàm chi thường xuyên cần phải căn cơ hơn nữa. Các cơ quan, đơn vị triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, đặc biệt là rà soát cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết, chỉ giữ lại những khoản chi thiết yếu cho con người.
Cuối cùng, sau khi đã cắt giảm chi thường xuyên, một việc cần làm là rà soát sắp xếp lại chi đầu tư phát triển theo hướng tập trung vào các công trình thực sự quan trọng cấp thiết, có hiệu quả kinh tế cao, tránh dàn trải để thúc đẩy hạ tầng kinh tế phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, phục vụ tốt hơn.
Đồng quan điểm với những giải pháp của Bộ Tài chính, trao đổi với Báo Hải quan bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng: Trước hết để giảm chi thường xuyên, phải nâng cao được hiệu quả bộ máy quản lý Nhà nước, đặc biệt là bộ máy hành chính dịch vụ công để bộ máy này hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nguồn thu NSNN. Thứ hai là làm tốt công tác định biên để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy này. Thứ ba là thắt chặt các khoản chi lễ hội, khánh tiết,... theo hướng tiết kiệm, hiệu quả. Thứ tư là đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công, đồng thời tạo cơ chế thuận lợi để các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập sớm tự chủ về mặt tài chính, qua đó giúp giảm tải số người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. "Có như vậy mới kéo giảm được chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách" - Đại biểu Trần Hoàng Ngân khẳng định.
Tin liên quan
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
Hiệu quả hơn nhờ thanh toán tập trung giữa Kho bạc Nhà nước với các ngân hàng
09:00 | 09/10/2024 Tài chính
Ngành Tài chính tập trung nguồn lực đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án chính sách
07:34 | 09/10/2024 Tài chính
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
20:55 | 08/10/2024 Tài chính
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
19:36 | 08/10/2024 Tài chính
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh
14:52 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ trong công khai, minh bạch ngân sách
10:27 | 08/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 17%
00:00 | 08/10/2024 Tài chính
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng
18:47 | 06/10/2024 Tài chính
Vai trò của bảo hiểm trở nên quan trọng hơn qua khắc phục hậu quả bão lũ
14:33 | 06/10/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Hà Nam Ninh đồng hành cùng DN tiêu biểu tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar
Rút ra nhiều bài học từ hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
Bắt ô tô tải chở gần 1.600 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics