Cần có những ứng phó thích hợp trong điều hành kinh tế
Giảm áp lực tăng trưởng
Theo Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Việt Nam bước vào quý III với những kỳ vọng và lo ngại đan xen, trong đó, tăng trưởng kinh tế cao trong hai quý đầu năm giúp giảm đáng kể áp lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong các tháng cuối năm. Bên cạnh đó, XK và giải ngân đầu tư nước ngoài tăng khá ổn định, giúp bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên, bối cảnh thương mại và thị trường thế giới có nhiều biến động lớn, đặc biệt là diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và chính sách lãi suất của Mỹ đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam trong điều hành kinh tế vĩ mô. Tuy vậy, đến hết 9 tháng, tốc độ tăng GDP trong quý III đạt 6,88% và đạt 6,98% trong 9 tháng đầu năm, cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước đó. Các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, XNK đều có bước tăng trưởng tốt, chỉ số CPI được kiểm soát và đang ở mức 3,57%.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM) nhận định: “Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã không suy giảm liên tục qua các quý như những lo ngại từ đầu năm, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản đã diến biến tích cực. Quan trọng hơn, Việt Nam bước đầu đã thể hiện được năng lực ứng phó với các biến động bất lợi (về tỷ giá, lãi suất…) từ thị trường thế giới truyền tải qua các kênh hội nhập kinh tế quốc tế”. Tuy nhiên, đại diện CIEM cũng cho rằng, những chuyển biến ấy càng đáng lưu tâm hơn khi bối cảnh điều hành hiện tại, cụ thể là áp lực lạm phát trong nước và rủi ro suy giảm tổng cầu của kinh tế thế giới khá giống so với gian đoạn cuối quý III, đầu quý IV năm 2008, dù ở mức độ thấp hơn.
Theo các chuyên gia, kết quả đạt được trong 3 quý vừa qua là nhờ ở những giải pháp phát triển kinh tế xã - hội đã được thực hiện khá tốt, tái cơ cấu nền kinh tế được thúc đẩy, môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể… Đặc biệt, Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, nhằm tạo thêm dư địa chính sách và cải thiện khả năng chống chịu trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động. Song song đó là những nỗ lực vận động, thúc đẩy phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do quan trọng và khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, đánh giá về tăng trưởng 2018, các chuyên gia cho rằng tái cơ cấu và cải thiện môi trường kinh doanh trong quý III đã không còn là hành động nổi bật, cam kết ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ cấu kinh tế của Chính phủ là cần thiết, song không đủ. Theo TS.Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, vấn đề là làm thế nào để thúc đẩy thêm sự chuyển biến về chất chứ không chỉ về lượng, trong khi đó, chất lượng tăng trưởng phụ thuộc vào tái cơ cấu kinh tế.
Liên quan đến vấn đề chất lượng tăng trưởng, chuyên gia kinh tế Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia cho rằng, chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện rõ nét, mô hình tăng trưởng vẫn dựa vào khu vực FDI và lao động giá rẻ. Đơn cử, cơ cấu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, động lực lớn của tăng trưởng, thì hiện có tới 96% là DN FDI, hoặc ngành dệt may đóng góp vào tăng trưởng khá cao thì cũng có tới 86% là DN FDI. Như vậy, cần xem xét, đánh giá khách quan để xem tăng trưởng của chúng ta đang tồn tại vấn đề gì”, chuyên gia kinh tế Lê Đình Ân nói.
“Bình tĩnh” trước diễn biến của thị trường tài chính
Cũng theo chuyên gia Lê Đình Ân, có một số vấn đề cần lưu ý trong tăng trưởng 9 tháng. Đó là, một số “đầu tàu”, lĩnh vực đóng góp lớn cho GDP đang chững lại và trên một số mặt đã đi xuống, ví dụ như công nghiệp chế biến chế tạo, điều này ảnh hưởng đến XK… Bên cạnh đó, phải cảnh giác đối với tình trạng số lượng DN thành lập mới tăng trưởng tốt nhưng tốc độ DN ngừng hoạt động đang tăng rất cao. Hiện chúng ta đang phấn đầu xây dựng những DN lớn và siêu lớn nhưng trong 9 tháng qua, con số DN đăng ký cho thấy hầu hết là DN nhỏ thậm chí là siêu nhỏ.
Liên quan đến những tồn tại trong tăng trưởng kinh tế năm 2018, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng, những căn bệnh của đầu tư công như phân tán, dàn trải, kém hiệu quả… chưa được chữa trị triệt để, đến nay chưa thấy công trình hạ tầng mang dấu ấn nhiệm kỳ. Quyết định xây nhà hát 1.500 tỷ đồng ở TP.HCM hay chất lượng cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi... là những biểu hiện của căn bệnh đầu tư công gây bức xúc dư luận. Còn chuyên gia Nguyễn Mại thì lưu ý: “Một vấn đề sát sườn mà các nước làm rất rất tốt mà DN chúng ta làm chưa làm được bao nhiêu, đó là tận dụng cơ hội từ thị trường ASEAN. Hiện nay nhiều nước đã đầu tư vào Việt Nam, trong khi đó DN chúng ta chưa tranh thủ tận dụng các cơ hội từ thị trường 650 triệu dân của khu vực ASEAN để tranh thủ mở rộng thị trường. Hiệp định đã ký kết với các nước trong khu vực này là lợi ích sát sườn, thậm chí còn hơn cả TPTPP, Việt Nam - EU. Do đó, nên có nghiên cứu kỹ hơn để tận dụng thị trường chung ASEAN”, GS Nguyễn Mại nói.
Về bối cảnh điều hành kinh tế từ nay đến cuối năm, theo CIEM, diễn biến kinh tế vĩ mô trong quý IV có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố, trong đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc còn diễn biến khó lường, thị trường tài chính thế giới nói chung và các thị trường mới nổi trở nên dễ bị tổn thương hơn trước xu hướng gia tăng bảo hộ và biến động của dòng vốn đầu tư. Tiến triển trong quá trình đàm phán/phê chuẩn một số hiệp định thương mại tự do mới (RCEP, CPTPP, EVFTA) có thể củng cố niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài ở/vào Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần nhiều hơn khả năng giám sát lưu chuyển vốn và hàng hóa từ các thị trường vào Việt Nam và cách tiếp cận linh hoạt, thực dụng trong quan hệ kinh tế với các đối tác chủ chốt.
Theo ông Nguyễn Anh Dương, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc nhiều khả năng vẫn còn diễn biến phức tạp và việc ứng phó hiệu quả với những tác động bất lợi từ cuộc chiến tranh thương mại này trong quý III ít nhiều giúp củng cố niềm tin cho cộng đồng DN vào năng lực điều hành của Chính phủ. “Trong thời gian tới, cần cập nhật và cân nhắc các kịch bản điều hành cùng với hệ thống thông tin dự báo, cảnh báo kịp thời vẫn là nền tảng quan trọng, nhưng cần thêm yếu tố “bình tĩnh” để điều hành tránh bị cuốn theo những diễn biến nhanh và quá mức của thị trường tài chính”, ông Nguyễn Anh Dương lưu ý.
Tin liên quan
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics