Căng thẳng Biển Hoa Đông, Nhật Bản thắt chặt liên minh với Mỹ chống Trung Quốc?
Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động trên biển ở cả Biển Đông và Biển Hoa Đông trong những tháng qua, một phần do lo ngại việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung leo thang.
Ngày 23/9, các nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền là Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản đã hối thúc chính phủ tổ chức các cuộc tập trận chung với Mỹ ở Biển Hoa Đông để thúc đẩy quyền kiểm soát của Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp này.
Các nghị sĩ cũng kêu gọi cần nhanh chóng tiến hành nghiên cứu và phát triển các máy bay trinh sát, các phương tiện chiến đấu đổ bộ và các hệ thống vũ khí khác nhằm bảo vệ quần đảo này.
Cho rằng việc tiến hành các cuộc tập trận giữa Mỹ và Nhật Bản như đề xuất là không cần thiết trong thời điểm hiện nay, giáo sư Sato Yoichiro thuộc Đại học châu Á - Thái Bình Dương nhận định, Nhật Bản có thể duy trì sự phòng thủ trong khu vực bằng cách tăng cường lực lượng tuần duyên và đảm bảo Mỹ đáp ứng các nghĩa vụ quốc phòng trong khu vực.
Một số chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đang sử dụng chiến lược "cắt salami" ở Biển Hoa Đông, nghĩa là Bắc Kinh sẽ từ từ thực hiện các hành động nhỏ, không đủ để khơi mào cho một cuộc chiến, mà nhằm kéo dài thời gian cho một sự thay đổi chiến lược lớn, chuyển từ tình trạng hiện nay sang chiếm giữ và nắm quyền kiểm soát các hòn đảo.
Chuyên gia an ninh Đông Á Alessio Patalano thuộc Khoa Nghiên cứu Chiến tranh của Cao đẳng Hoàng gia London nhận định hồi tháng trước rằng, các hành vi chiếm giữ trong thời gian dài của Trung Quốc ở những vùng biển gây tranh cãi là nhằm bình thường hóa sự hiện diện của nước này và "chủ động thách thức quyền kiểm soát của chính phủ Nhật Bản".
Từ tháng 4 - 8/2020, các tàu của Trung Quốc đã vào vùng biển tranh chấp này trong 111 ngày liên tiếp.
Chuyên gia Patalano cho rằng: "Dường như Trung Quốc không chỉ tìm cách phô diễn lực lượng ở các khu vực quanh quần đảo này nữa. Nước này hiện đang bắt đầu chủ động thách thức quyền kiểm soát của Nhật Bản".
Mike Mochizuki, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học George Washington, đồng thời là một chuyên gia trong quan hệ Nhật - Mỹ nhận định, căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc giữa bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung lao dốc chỉ khiến cho Nhật Bản thắt chặt liên minh với Mỹ và tham gia vào chiến lược kiềm chế Bắc Kinh của Washington.
Theo dữ liệu từ lực lượng Tuần duyên Nhật Bản, số tàu chính thức của Trung Quốc trong khu vực tiếp giáp đã gia tăng đáng kể từ tháng 4 năm ngoái. Ngoài ra, trong 17 tháng từ tháng 4 năm ngoái đến tháng 8 năm nay, các tàu của Trung Quốc vào khu vực tiếp giáp 456 ngày trong số 519 ngày. Trong 17 tháng trước đó từ tháng 11/2017 - tháng 3/2019, con số này là 227 ngày trong số 516 ngày.
Dù vậy, theo chuyên gia Mochizuki, mặc dù Trung Quốc sẽ không từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này nhưng Bắc Kinh cũng không muốn mạo hiểm bước vào một cuộc xung đột quân sự với Nhật Bản.
Về phần Nhật Bản, mối nguy hiểm thực sự của nước này là với sự gia tăng về khả năng quân sự của Trung Quốc, vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ - Trung sẽ ngày càng phức tạp và làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc xung đột quân sự.
"Nếu cuộc xung đột quân sự này xảy ra, Nhật Bản sẽ không thể tránh khỏi liên quan bởi vị trí địa lý của chuỗi đảo phía tây nam nước này, chủ yếu là tỉnh Okinawa và các tài sản quân sự của Mỹ tại đây", ông Michizuki cho hay.
"Theo tôi, vấn đề Đài Loan chứ không phải những tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điều Ngư sẽ dẫn đến việc quân sự hóa Biển Hoa Đông./.
Tin liên quan
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
8 tháng nhập 20.000 ô tô Trung Quốc, gấp gần 3 lần cùng kỳ 2023
11:00 | 24/09/2024 Xe - Công nghệ
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
Xử lý 5.265 vụ vi phạm nộp ngân sách trên 180 tỷ đồng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform