Chìa khóa vượt rào cản, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp F&B
SUV đô thị cỡ B nào đang thống lĩnh thị trường ô tô Việt? Khối doanh nghiệp Trung ương vượt khó, tăng trưởng vượt kế hoạch năm Cơ hội mở cho doanh nghiệp khai thác thị trường Hoa Kỳ |
Khách hàng Pháp chọn mua gạo Cơm Việt Nam Rice tại siêu thị. Ảnh: TL |
Tiềm năng lớn
Tại diễn đàn “Phá vỡ rào cản, mở rộng thị trường F&B” (Food and Beverage- Thực phẩm và đồ uống) do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức cuối tuần qua, bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, năm 2023, trong khi nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản đều sụt giảm thì ngành lương thực thực phẩm vẫn duy trì mức tăng trưởng ngang bằng với năm 2022, đạt kim ngạch 37-38 tỷ USD. Việt Nam tiếp tục là nhà cung ứng hàng đầu đối với một số mặt hàng tại các thị trường lớn như Mỹ, EU. Điển hình như mặt hàng gạo, Việt Nam là nhà cung ứng ngoại khối lớn thứ 6 cho EU, lớn thứ 7 cho Mỹ; Việt Nam cũng đứng đầu về cung ứng hạt điều tại cả Mỹ và EU; với cà phê, Việt Nam là nhà cung ứng lớn thứ 2 tại EU và thứ 10 tại Mỹ… Tuy nhiên, thị phần của những mặt hàng này của Việt Nam tại Mỹ và EU hiện mới chỉ dao động từ 2-4% thị phần. Điều này cho thấy dư địa hiện vẫn còn rất lớn.
Qua theo dõi, bà Hiền cho biết, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này của Việt Nam sang các thị trường nói trên ngày càng tăng. Ví dụ như thị trường EU, thống kê của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), tăng trưởng nhập khẩu nhóm hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống từ Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình 8,2% trong giai đoạn 2017-2022. Trong khi mức tăng trung bình của các nước ngoài EU chỉ là 5,6%. Còn tại Mỹ, thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) cho thấy, trong 10 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam tăng tới 40,5%, cà phê tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022.
Một điểm sáng nữa được bà Hiền nêu lên là các mặt hàng lương thực thực phẩm của Việt Nam đã dần có thương hiệu tại các hệ thống siêu thị ở EU và Mỹ. Như gạo Lộc Trời với thương hiệu Cơm Việt Nam Rice đã có mặt trên kệ siêu thị Pháp, gần đây còn có thêm các mặt hàng gia vị của DH Food, Cholimex… “Dù các thương hiệu này vẫn còn rất mới tại các thị trường quốc tế, nhưng điều này cũng cho thấy các sản phẩm của Việt Nam vừa có dư địa thị trường, vừa có năng lực phát triển thương hiệu riêng ở nước ngoài” – bà Hiền nhấn mạnh.
Nhận định về năm 2024, ông Nguyễn Đặng Hiến, Phó Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) chỉ ra 2 thuận lợi lớn cho các DN ngành lương thực thực phẩm. Thứ nhất là Quyết định 300/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/3/2023 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030. “Đây chính là kim chỉ nam cho các DN trong thời gian tới, giúp DN định hướng chiến lược phát triển của mình” – ông Hiến nói. Thuận lợi thứ hai là Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM sẽ là một hỗ trợ rất lớn cho các DN tại TPHCM.
Nhiều điểm cần lưu ý
Dù có nhiều tiềm năng và thuận lợi, song các DN ngành lương thực thực phẩm cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức. Theo ông Hiến, các DN cần lưu ý xu hướng chuyển đổi xanh, sản phẩm xanh, tiêu dùng xanh. “Đối với DN, chi phí là vấn đề khó khăn nhất trong vấn đề chuyển đổi xanh, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, do đó, các DN phải “tùy cơ ứng biến”, thích ứng theo điều kiện của mình” – ông Hiến khuyến nghị.
Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thảo Hiền thừa nhận rằng, con đường phát triển bền vững, chuyển đổi năng lượng để đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững là một hành trình dài và tốn kém. Trước những hạn chế về năng lực và quy mô DN, bà Hiền cho rằng, công nghệ sẽ là chìa khóa giúp DN phát triển vượt bậc và đi nhanh hơn để bắt kịp xu thế hiện nay. “Nếu không có công nghệ, DN sẽ không thể đảm bảo được tính đồng đều trong quá trình sản xuất cho từng sản phẩm và không thể thực hiện truy xuất nguồn gốc đến tận cùng theo yêu cầu của các thị trường xuất khẩu lớn” – bà Hiền nhấn mạnh.
Từ góc độ của một đơn vị chứng nhận, ông Đặng Bùi Khuê, Chuyên gia Tiêu chuẩn phát triển bền vững, Giám đốc Đào tạo Bureau Veritas Việt Nam cho biết, trong quá trình hỗ trợ, tương tác với khách hàng, đặc biệt là những DN vừa và nhỏ, ông nhận thấy việc tiếp cận thông tin của các DN vẫn còn nhiều hạn chế. Điển hình như quy định về chống phá rừng của châu Âu (EUDR) đã có hiệu lực từ tháng 6/2023, nhưng nhiều DN vẫn không nắm được. Thậm chí với Farm to Fork là các chương trình và kế hoạch hành động có lộ trình từ từ, việc cập nhật sẽ phải mất nhiều thời gian, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của DN. Vì vậy, có rất nhiều vấn đề và kỹ năng DN cần cải thiện hơn nữa để có thể đáp ứng được. Điển hình như về kỹ năng ngoại ngữ, nhiều DN vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn với mẫu khai báo của cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU với 262 trang bằng tiếng Anh, bao gồm rất nhiều từ chuyên môn.
Từ kinh nghiệm chinh phục thành công nhiều thị trường khó tính bằng chính thương hiệu riêng, ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc điều hàng Marketing của Vinamilk chia sẻ, công thức thành công của Vinamilk được cấu thành từ 3 yếu tố: chất lượng, giá cả và dịch vụ. Trong đó, về chất lượng, Vinamilk luôn hướng đến những tiêu chuẩn cao nhất có thể. Tuy nhiên, những chứng chỉ, tiêu chuẩn này mới chỉ là tấm giấy thông hành để vào được các thị trường. Điều quan trọng là hương vị của sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng của nước sở tại.
“Vinamilk có bộ phần R&D, bộ phận nghiên cứu người tiêu dùng ở nước nhập khẩu để biết thị hiếu của họ. Như Trung Quốc thích vị sầu riêng nên công ty đã sản xuất ra sản phẩm sữa đặc Ông Thọ vị sầu riêng, thị trường Nhật Bản chuộng những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật nên công ty tạo ra sữa dừa…” – ông Trí chia sẻ.
Bên cạnh đó, công ty còn phát triển dịch vụ hậu mãi tại thị trường quốc tế, để không chỉ đem bán sản phẩm mà còn theo dõi thị hiếu, phản hồi từ khách hàng… Ngoài ra, với các yêu cầu khắt khe về phát triển bền vững, công ty xác định đây là con đường tất yếu và là điều kiện để Vinamilk tiếp tục vươn xa trên thị trường quốc tế. Theo đó, trong năm 2023, xuất khẩu của Vinamilk vẫn ghi nhận tăng trưởng 4,6%, kim ngạch lũy kế trong 20 năm từ 2003-2023 đạt 3,2 tỷ USD.
Tin liên quan
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%
10:57 | 27/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
09:08 | 24/08/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
Herbalife Việt Nam: “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform