Chiến tranh thương mại “hâm nóng" hội nghị thượng đỉnh BRICS
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh thế giới đang cận kề với một cuộc chiến thương mại tổng lực sau khi Mỹ và các đối tác thương mại liên tục đưa ra các biện pháp "ăn miếng trả miếng" về thuế quan.
Chính vì vậy, việc chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ cùng với những xung đột thương mại leo thang, đặc biệt là tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất BRICS, với Mỹ, đã chi phối chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 10 kéo dài trong 3 ngày từ 25-27/7.
Ngay trong phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa bày tỏ quan ngại các biện pháp đơn phương đang ngày một gia tăng, đi ngược lại các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời lo ngại tác động của những biện pháp này.
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh chủ nghĩa đơn phương và bảo hộ thương mại gia tăng đang giáng một đòn mạnh vào chủ nghĩa đa phương và hệ thống thương mại đa phương. Do đó, các nước đang phải đối mặt với việc lựa chọn giữa hợp tác hay đối đầu, giữa chính sách mở cửa hay đóng cửa, giữa các mối quan hệ cùng có lợi. Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng cần phải loại bỏ cuộc chiến thương mại toàn cầu bởi sẽ không có ai giành chiến thắng và BRICS cần hối thúc tất cả các nước tuân thủ luật pháp quốc tế.
Không phải ngẫu nhiên BRICS lại đi tìm cách ứng phó với làn sóng của chủ nghĩa bảo hộ trên thế giới, bởi thực tế “cơn bão” thương mại này không chỉ có nguy cơ cuốn phăng đi những lợi ích kinh tế của các nước nằm trong “tâm bão” mà còn gây thiệt hại đáng kể cho nhiều quốc gia khác. Bộ trưởng Thương mại Nam Phi Rob Davies cũng thừa nhận nước này đang bị "vạ lây" từ cuộc chiến thương mại toàn cầu. Thực tế này đã buộc các nước thành viên BRICS xích lại gần nhau nhằm ngăn ngừa những rủi ro đối với các nền kinh tế mới nổi trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế đầu tàu của thế giới.
Ngay tên chủ đề của hội nghị “BRICS tại châu Phi: Hợp tác vì sự tăng trưởng bao trùm và thịnh vượng chung trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0" cũng đã phản ánh những ưu tiên cốt lõi của mỗi thành viên trong việc hướng tới một xã hội rộng mở, gắn kết với nhau và quan hệ đối tác toàn cầu, từ đó sẽ đem lại sự thịnh vượng chung.
Bên cạnh đó, việc hội nghị đề cập tới vấn đề mang tính thời đại là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đã nhận được sự đánh giá cao của dư luận. Thông qua việc tập trung vào vai trò của nhóm 5 nền kinh tế mới nổi đối với sự phát triển của châu Phi trong thời đại công nghiệp 4.0, BRICS đang thể hiện mong muốn huy động sức mạnh nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trước những biến động ảnh hưởng trực tiếp tới trật tự thương mại toàn cầu.
Có thể nói, nước chủ nhà Nam Phi đã rất khéo léo khi tận dụng vai trò thành viên bình đẳng trong BRICS của mình để giúp thúc đẩy lợi ích và đem lại thịnh vượng cho châu Phi trong thời kỳ kinh tế 4.0 nhất là khi "lục địa Đen" vẫn bị coi là chậm phát triển nhất thế giới, gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt những cơ hội to lớn mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, cũng như giải quyết những thách thức phát sinh.
Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng trong quản trị toàn cầu, đà phục hồi kinh tế toàn cầu đang bị kìm hãm bởi chính sách đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, đây chính là "thời điểm vàng" để BRICS thể hiện trách nhiệm trong các chính sách toàn cầu, khẳng định vai trò và vị thế của khối trên trường quốc tế.
Tin liên quan
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform